Danh mục

Vốn tri thức và quản trị tri thức của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.25 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tổng quan lý thuyết về vốn tri thức và mối quan hệ với quản trị tri thức; đồng thời bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, tác giả mô tả thực tiễn quản trị tri thức tại một số doanh nghiệp trên thế giới và từ đó rút ra một vài gợi ý cho các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam nhằm duy trì và phát triển một yếu tố sản xuất kinh doanh quan trọng là vốn tri thức làm nền tảng cho việc phát triển doanh nghiệp ở bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn tri thức và quản trị tri thức của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG VỐN TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Intellectual capital and knowledge management of enterprises in Industrial Revolution 4.0) Ths. Nguyễn Thị Phương Linh Đại học Kinh tế Quốc dân Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống củaxã hội loài người. Làn sóng công nghệ mới này diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc giatrên thế giới, nhưng có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đếnviệc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Trong bối cảnh đó, tri thức là một yếu tố sản xuất quan trọng của doanh nghiệp tạođiều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh. Tuy nhiên, các tài khoản trong báocáo tài chính chỉ ghi những yếu tố sản xuất truyền thống như nhà xưởng, máy móc thiết bị màkhông đề cập đến yếu tố tri thức. Trong kinh doanh, yếu tố tri thức được thể hiện thông quavốn tri thức mà bao gồm vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội. Các doanh nghiệp cầnduy trì và phát triển vốn tri thức thông qua tích cực triển khai quản trị tri thức. Bài viết dưới đây trình bày tổng quan lý thuyết về vốn tri thức và mối quan hệ vớiquản trị tri thức; đồng thời bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, tác giả mô tả thực tiễnquản trị tri thức tại một số doanh nghiệp trên thế giới và từ đó rút ra một vài gợi ý cho cácnhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam nhằm duy trì và phát triển một yếu tố sản xuất kinhdoanh quan trọng là vốn tri thức làm nền tảng cho việc phát triển doanh nghiệp ở bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: quản trị tri thức, tri thức, vốn tri thức Industrial revolution 4.0 has been improving the quality and value of human life. Thisnew wave of technology takes place at different speeds in countries all over the world, but hasa powerful impact on all aspects of socio-economic life, leading to change in method andproductive forces of society. In that context, knowledge is an important element of production that facilitates theapplication of modern technology in business. However, the accounts in the financialstatements only record traditional production factors such as workshops, machinery andequipment without referring to knowledge. Knowledge is expressed through intellectualcapital that includes human capital, organizational capital and relational capital. Enterprisesneed maintain and develop intellectual capital through actively implementing knowledgemanagement. The following article presents the theory of intellectual capital and relationship withknowledge management; meanwhile, by the synthesis and analysis method, the authorsprovide knowledge management practices in some enterprises around the world and thenmake some suggestions for Vietnam managers to maintain and develop an important businessfactor which is intellectual capital that underlies the development of business in the context ofthe industrial revolution 4.0. Key words: knowledge management, knowledge, intellectual capital1. VỐN TRI THỨC VÀ QUẢN LÝ VỐN TRI THỨC Vốn tri thức được xem xét dưới nhiều quan điểm của các học giả trên thế giới. Thuật ngữ“vốn tri thức” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Galbraith (1969) như một hình thức của kiến thức,trí tuệ và hoạt động trí tuệ có sử dụng kiến thức để tạo ra giá trị. Kể từ đó, các quan điểm khácnhau về vốn tri thức được hình thành. Edvinsson và Sullivan (1996) cho rằng vốn tri thức là kiếnthức có thể được chuyển đổi thành giá trị. Stewart (1997) đề cập đến vốn tri thức như sự tập hợpcủa tất cả các kiến thức và năng lực của nhân viên cho phép một tổ chức đạt được lợi thế cạnhtranh. Ngoài ra, vốn tri thức còn được định nghĩa là tất cả các tài sản vô hình và nguồn lực trongmột tổ chức, bao gồm quá trình của nó, năng lực đổi mới và bằng sáng chế cũng như kiến thức 171TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNGtiềm ẩn của các thành viên và mạng lưới cộng tác (Bontis, 1999; Cortini và Benevene, 2010). Mặc dù có cái nhìn đa chiều về vốn tri thức, nghiên cứu này quan niệm vốn tri thứcgồm ba nhóm cơ bản liên quan đến nhau là vốn con người, vốn tổ chức và vốn xã hội(Dzinkowski, 2000; Ramirez và cộng sự, 2007; Cortini và Benevene, 2010). Trong đó, vốncon người bao gồm thái độ, kỹ năng và năng lực của các thành viên trong một tổ chức; vốn tổchức là tài sản vô hình như văn hóa tổ chức và tài sản tri thức (Bontis, 1996; Marr, 2005); vốnxã hội bao gồm mối quan hệ với khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác (Cortini vàBenevene, 2010). Tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: