Ảnh hưởng của phương pháp tưới và chu kỳ tưới đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp (Zea mays L.)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phương pháp tưới và chu kỳ tưới đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp (Zea mays L.)Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯỚI VÀ CHU KỲ TƯỚI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ NẾP (ZEA MAYS L.) *Phạm Ngọc Nhàn; Huỳnh Quang Tín; Lê Đức Huy; Lê Trần Thanh Liêm Trường Đại học Cần Thơ Email: *pnnhan@ctu.edu.vnTÓM TẮTKỹ thuật canh tác là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng.Trong đó, tưới tiêu hợp lý không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng tốt mà còn tiết kiệm nguồn nướctưới thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước tưới ngày càng khan hiếm. Thínghiệm được tiến hành ở vụ Xuân Hè trên nền đất lúa tại huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giangvới mục tiêu tìm ra phương pháp tưới và chu kỳ tưới phù hợp trên giống ngô nếp để giúp cây tăngtrưởng tốt nhất. Thí nghiệm được bố trí gồm 2 nhân tố với 7 nghiệm thức, 4 lần nhắc lại. Kết quảthí nghiệm cho thấy chiều cao cây ngô ở nghiệm thức A2B1 (phương pháp tưới gốc kết hợp chukỳ tưới 1 ngày/lần) cao nhất, tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức có chu kỳ tưới 1 ngày/lầnluôn cao nhất. Trọng bắp, đường kính bắp, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suấtthực thu ở nghiệm thức A1B2 (phương pháp tưới phun kết hợp 3 ngày tưới/lần) cao nhất. Theodõi ngày chín sinh lý của ngô thí nghiệm cho thấy nghiệm thức A1B2 (phương pháp tưới phunkết hợp 3 ngày tưới/lần) và A2B2 (phương pháp tưới gốc kết hợp 3 ngày tưới/lần) có thời gianchín sinh lý ngắn nhất. Tính toán hiệu quả mô hình trồng ngô trên ruộng cho thấy chi phí đầu tưlà 24.390.000 đồng, lợi nhuận thu được từ mô hình là 20.020.000. Kết quả bước đầu xác định vớichu kỳ tưới 3 ngày/lần kết hợp phương pháp tưới phun sẽ giúp nâng cao năng suất của ngô nếptrong vụ Xuân Hè ở tỉnh Hậu Giang.Từ khóa: ngô, chu kỳ tưới, phương pháp tưới, năng suất, sinh trưởng.GIỚI THIỆUCây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đứng vị trí thứ 3sau lúa mì và lúa nước về diện tích, trong khi đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 1995).Cây ngô được xem là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc phát triển nôngnghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới. Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấucây trồng theo chủ trương của Nhà nước, cây ngô là một trong những giống cây trồng cạn manglại hiệu quả cho người nông dân khi họ thực hiện việc chuyển đổi giảm diện tích lúa 3 vụ sang 2lúa – 1 màu. Ngô nếp có tiềm năng phát triển trên các vùng đất lúa kém hiệu quả ở vùng Đồngbằng sông Cửu Long, là một trong những mô hình sản xuất được sự quan tâm của nhiều địa40 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018phương khuyến cáo áp dụng trong nông hộ. Số liệu từ Tổng cục thống kê (2017) cho thấy tỉnhHậu Giang có xu hướng tăng diện tích cây ngô trong giai đoạn chuyển đổi cây trồng, diện tíchtrồng ngô trên tỉnh tăng liên tục qua các năm, từ năm 2012 (2.190 ha) đến 2016 là 3.200 ha (tăng1.100 ha). Ở vụ Xuân Hè, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị thiếu nướctưới, nhiều hộ nông dân đã chuyển sang các giống cây trồng cạn có khả năng chịu hạn và ngô làmột trong những mô hình sản xuất hiệu quả cho nông hộ. Với mục tiêu tăng năng suất ngô nhằmđáp ứng nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu từ nước ngoài, các giống ngô có năng suất caothường xuyên được nghiên cứu và chọn tạo, song song với đó là kỹ thuật canh tác phù hợp cũngđã được quan tâm khuyến cáo. Tuy nhiên, phương pháp tưới và chu kỳ tưới còn đang là vấn đềtrở ngại, nông dân có tập quán sử dụng nhiều nước, tưới nhiều lần với mong muốn cung cấplượng nước tốt nhất cho cây, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, giảmnăng suất và lãng phí công lao động. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cho sản xuất ngô luôn ở mứccao trong khi giá bán lại thấp. Hơn nửa, tình trạng thiếu lao động, giá ngày công lao động tăngcao dẫn đến hiệu quả sản xuất ngô còn thấp. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới và chukỳ tưới đến sự sinh trưởng và năng suất của giống ngô nếp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mụcđích khuyến cáo kỹ thuật trồng tiết kiệm nước, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu vànâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThời gian và địa điểm nghiên cứu– Thời gian: Từ ngày 15/3/2018 đến ngày 05/6/2018– Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí trên đất nông hộ tại ấp Trường Long Tây, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.Phương pháp bố trí thí nghiệmThí nghiệm gồm 2 nhân tố: Nhân tố 1 là 2 phương pháp tưới gồm tưới phun ( ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
An toàn dinh dưỡng Kỹ thuật canh tác ngô nếp Nâng cao năng suất của ngô nếp Phương pháp tưới ngô Hệ thống canh tác ngô nếpTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất chả cá rô phi
5 trang 28 0 0 -
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hậu Giang năm 2017
7 trang 19 0 0 -
Đánh giá hiện trạng nhiễm khuẩn của thức ăn thông dụng trước cổng trường
10 trang 17 0 0 -
15 trang 15 0 0
-
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chuối
9 trang 14 0 0 -
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn phạm vi thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 14 0 0 -
Hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng
9 trang 14 0 0 -
Thu nhận saponin từ một số loại nguyên liệu (rau má, rau đắng, ngũ gia bì)
8 trang 13 0 0 -
9 trang 13 0 0
-
Xây dựng bộ KIT phân biệt thịt heo và thịt bò bằng phương pháp sinh học phân tử
7 trang 13 0 0 -
Vị thế của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
6 trang 12 0 0 -
Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
17 trang 12 0 0 -
Phát triển trái sầu riêng Tiền Giang: Từ giá trị dinh dưỡng đến sản xuất nông nghiệp
6 trang 11 0 0 -
10 trang 11 0 0
-
9 trang 11 0 0
-
Ứng dụng enzyme và siêu âm phá vách bào tử nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)
12 trang 11 0 0 -
8 trang 11 0 0
-
Sử dụng SEA để sản xuất ớt trong mùa mưa không dùng thuốc bảo vệ thực vật
8 trang 10 0 0 -
10 trang 10 0 0
-
10 trang 10 0 0