Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 351.42 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm hướng tới xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA NỮ SINH ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tuấn Huy*, Trần Đan Khuê, Nguyễn Thị Mỹ Duyên Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trương Thị Ngọc Hân TÓM TẮT Sau những biến động của đại dịch Covid-19, khởi nghiệp là hoạt động tiềm năng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trở lại bình thường. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 400 nữ sinh đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm cả định tính và định lượng, dữ liệu được đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về sự tác động này. Kết quả cho thấy, ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chịu tác động của 6 nhân tố đó là: Thái độ cá nhân, Chuẩn chủ quan, Sự tự chủ, Môi trường giáo dục, Nhận thức tính khả thi và Nguồn vốn, trong đó, Sự tự chủ tác động nhiều nhất. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của nữ sinh. Từ khóa: khởi nghiệp, nữ sinh, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. TỔNG QUAN Trong nền kinh tế hiện nay, sản phẩm hoặc dịch vụ có tính đột phá là tiền đề đóng góp vào sự tăng trưởng của quốc gia và sức cạnh tranh của tất cả các nước. Quá trình khởi nghiệp là một hành trình mà các cá nhân, tổ chức luôn tìm kiếm cơ hội, huy động nguồn lực và chấp nhận rủi ro vì mục tiêu tạo việc làm và sản sinh giá trị thặng dư cho xã hội. Cho đến nay, thời điểm bình thường hóa, để từng bước bù đắp những tổn thất kinh tế do Đại dịch Covid gây ra, thúc đẩy phát huy tiềm năng lợi thế của đất nước thì hoạt động khởi nghiệp là điều cần thiết. Vì lý do đó, nghiên cứu hướng tới xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp Có nhiều quan điểm, định nghĩa về khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra theo những góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau như: “Khởi nghiệp là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình” (Koe & cộng sự, 2012). Hay “Khởi nghiệp là hành động tạo ra một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp đồng thời chịu mọi rủi ro với hy vọng kiếm được lợi nhuận và dẫn dắt nó theo hướng riêng của cá nhân” (Ferreira, 2022). 975 2.1.2. Khái niệm ý định Ý định là niềm tin (Marusic & Schwenkler, 2018). Theo Britannica (2020), ý định trong logic học và tâm lý học, là khái niệm được sử dụng để mô tả một phương thức tồn tại hoặc mối quan hệ. Nghiên cứu này sử dụng cách hiểu của Chhabra và cộng sự (2020), ý định là một trạng thái trí tuệ hay còn gọi là trạng thái tinh thần, trong đó mọi người có động lực để tập trung vào một mục tiêu cụ thể. 2.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp của một người còn là định hướng tinh thần như mong muốn, ước muốn và hy vọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn khởi nghiệp của người đó (Peng & cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, Kong và cộng sự (2020) còn cho rằng ý định khởi nghiệp là một trạng thái tâm lý, nó hướng sự chú ý của chúng tôi đến mục tiêu kinh doanh nhất định để đạt được kết quả kinh doanh. Đây cũng là sự công nhận mới đối với việc phát triển kinh doanh cá nhân hoặc tạo ra giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện có. 2.1.4. Khái niệm sinh viên Theo Luật Giáo dục Đại học (2019), sinh viên là những học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hệ thống: cao đẳng, đại học. Trong nghiên cứu này, sinh viên sẽ được hiểu là người đi học đại học, cao đẳng chuyên sâu về một nghề nào đó để khi ra trường có thể phụng sự xã hội (Lê Quang Hùng, 2021). Quan điểm này dễ hiểu và phù hợp với nội dung nghiên cứu của nhóm. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu này dựa vào ba mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu ý định khởi nghiệp để hiểu rõ hơn về ý định khởi nghiệp của nữ sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp, đó là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EET). TPB của Ajzen (1991) với các nhân tố tác động đến ý định hành động là thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi theo nhận thức. TRA của Fishbein (1967), Ajzen và Fishbein (1977) cho thấy ý định hành vi được quyết định bởi thái độ trực tiếp của cá nhân đối với việc thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan gắn liền với một hành vi. EET của Shapero và Sokol (1982) giải thích rằng sự kiện khởi nghiệp xảy ra phụ thuộc vào cảm nhận mong muốn cá nhân, tính khả thi và xu hướng hành động. 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu “Ảnh hưởng của giới tính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội” (Lê Duy Thắng & cộng sự, 2019), đánh giá sự khác biệt về giới tính trong sự hình thành ý định khởi nghiệp, cho thấy nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có sự ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp. Nhân tố kế đến là “Thái độ đối với khởi nghiệp”, cuối cùng là “Chuẩn mực niềm tin”. Gần đây nhất là nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khóa 47 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long” (Nguyễn Trung Tiến & cộng sự, 2021) cho thấy có 6 yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên lần lượt theo thứ tự tác động giảm dần là: Đặc điểm cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Môi trường xã hội, Ủng hộ khởi nghiệp và Tiếp cận tài chính. 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA NỮ SINH ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Tuấn Huy*, Trần Đan Khuê, Nguyễn Thị Mỹ Duyên Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trương Thị Ngọc Hân TÓM TẮT Sau những biến động của đại dịch Covid-19, khởi nghiệp là hoạt động tiềm năng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trở lại bình thường. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 400 nữ sinh đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp gồm cả định tính và định lượng, dữ liệu được đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về sự tác động này. Kết quả cho thấy, ý định khởi nghiệp của nữ sinh đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chịu tác động của 6 nhân tố đó là: Thái độ cá nhân, Chuẩn chủ quan, Sự tự chủ, Môi trường giáo dục, Nhận thức tính khả thi và Nguồn vốn, trong đó, Sự tự chủ tác động nhiều nhất. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của nữ sinh. Từ khóa: khởi nghiệp, nữ sinh, Thành phố Hồ Chí Minh. 1. TỔNG QUAN Trong nền kinh tế hiện nay, sản phẩm hoặc dịch vụ có tính đột phá là tiền đề đóng góp vào sự tăng trưởng của quốc gia và sức cạnh tranh của tất cả các nước. Quá trình khởi nghiệp là một hành trình mà các cá nhân, tổ chức luôn tìm kiếm cơ hội, huy động nguồn lực và chấp nhận rủi ro vì mục tiêu tạo việc làm và sản sinh giá trị thặng dư cho xã hội. Cho đến nay, thời điểm bình thường hóa, để từng bước bù đắp những tổn thất kinh tế do Đại dịch Covid gây ra, thúc đẩy phát huy tiềm năng lợi thế của đất nước thì hoạt động khởi nghiệp là điều cần thiết. Vì lý do đó, nghiên cứu hướng tới xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Khái niệm khởi nghiệp Có nhiều quan điểm, định nghĩa về khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra theo những góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau như: “Khởi nghiệp là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình” (Koe & cộng sự, 2012). Hay “Khởi nghiệp là hành động tạo ra một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp đồng thời chịu mọi rủi ro với hy vọng kiếm được lợi nhuận và dẫn dắt nó theo hướng riêng của cá nhân” (Ferreira, 2022). 975 2.1.2. Khái niệm ý định Ý định là niềm tin (Marusic & Schwenkler, 2018). Theo Britannica (2020), ý định trong logic học và tâm lý học, là khái niệm được sử dụng để mô tả một phương thức tồn tại hoặc mối quan hệ. Nghiên cứu này sử dụng cách hiểu của Chhabra và cộng sự (2020), ý định là một trạng thái trí tuệ hay còn gọi là trạng thái tinh thần, trong đó mọi người có động lực để tập trung vào một mục tiêu cụ thể. 2.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp của một người còn là định hướng tinh thần như mong muốn, ước muốn và hy vọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn khởi nghiệp của người đó (Peng & cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, Kong và cộng sự (2020) còn cho rằng ý định khởi nghiệp là một trạng thái tâm lý, nó hướng sự chú ý của chúng tôi đến mục tiêu kinh doanh nhất định để đạt được kết quả kinh doanh. Đây cũng là sự công nhận mới đối với việc phát triển kinh doanh cá nhân hoặc tạo ra giá trị mới trong các doanh nghiệp hiện có. 2.1.4. Khái niệm sinh viên Theo Luật Giáo dục Đại học (2019), sinh viên là những học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hệ thống: cao đẳng, đại học. Trong nghiên cứu này, sinh viên sẽ được hiểu là người đi học đại học, cao đẳng chuyên sâu về một nghề nào đó để khi ra trường có thể phụng sự xã hội (Lê Quang Hùng, 2021). Quan điểm này dễ hiểu và phù hợp với nội dung nghiên cứu của nhóm. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu này dựa vào ba mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu ý định khởi nghiệp để hiểu rõ hơn về ý định khởi nghiệp của nữ sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp, đó là lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EET). TPB của Ajzen (1991) với các nhân tố tác động đến ý định hành động là thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi theo nhận thức. TRA của Fishbein (1967), Ajzen và Fishbein (1977) cho thấy ý định hành vi được quyết định bởi thái độ trực tiếp của cá nhân đối với việc thực hiện hành vi và chuẩn chủ quan gắn liền với một hành vi. EET của Shapero và Sokol (1982) giải thích rằng sự kiện khởi nghiệp xảy ra phụ thuộc vào cảm nhận mong muốn cá nhân, tính khả thi và xu hướng hành động. 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu “Ảnh hưởng của giới tính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội” (Lê Duy Thắng & cộng sự, 2019), đánh giá sự khác biệt về giới tính trong sự hình thành ý định khởi nghiệp, cho thấy nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có sự ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp. Nhân tố kế đến là “Thái độ đối với khởi nghiệp”, cuối cùng là “Chuẩn mực niềm tin”. Gần đây nhất là nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khóa 47 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long” (Nguyễn Trung Tiến & cộng sự, 2021) cho thấy có 6 yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên lần lượt theo thứ tự tác động giảm dần là: Đặc điểm cá nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Môi trường xã hội, Ủng hộ khởi nghiệp và Tiếp cận tài chính. 2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Ý định khởi nghiệp Hệ số Cronbach’s Alpha Mô hình hồi quy tuyến tính Môi trường giáo dục Nhận thức tính khả thiGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 817 0 0
-
6 trang 642 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 488 9 0 -
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 461 1 0 -
6 trang 460 7 0
-
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 405 10 0 -
7 trang 351 2 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 313 1 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
6 trang 234 4 0