Danh mục

Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm “Sư phạm tương tác” là một cách tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 125-132 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đặng Văn Đức1 , Nguyễn Thị Ninh2 1 Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 2 Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo quan điểm “Sư phạm tương tác” là một cách tiếp cận dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Cơ sở khoa học, sư phạm tương tác, đổi mới dạy học địa lí 1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cần thiết cùng với đổi mới về mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu theo nghĩa rộng chính là quá trình hiện đại hóa và tối ưu hóa việc tổ chức dạy học theo các quan điểm dạy học hiện đại. Nghị quyết TW2 khóa VIII (12/1996) khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Cuốn sách “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” của tác giả Jean-Marc Denommé và Madeleine Roy, đã được GS.VS Phạm Minh Hạc viết lời giới thiệu: “Cuốn sách này là một đóng góp quý báu vào tủ sách tự học của chúng ta, nhất là với ai đang quan tâm đến công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, theo nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII);... Phương pháp sư phạm tương tác là một hướng mới trong đổi mới (cải cách) sư phạm ngày nay” [1]. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm “Sư phạm tương tác” sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Ngày nhận bài: 14/07/2014. Ngày nhận đăng: 21/11/2014. Liên hệ: Đặng Văn Đức, e-mail: dangvanduchnue@gmail.com. 125 Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Ninh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những cơ sở khoa học của hoạt động học tập theo quan điểm sư phạm tương tác 2.1.1. Cơ sở sinh học của hoạt động học tập * Cấu tạo và tính năng động của bộ máy học - Bộ máy học là hệ thống thần kinh, nơi đối tượng tri thức được thiết lập, bao gồm hai bộ phận: Hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên được sơ đồ hóa như trong Hình 1. Hình 1. Sơ đồ của bộ máy học [4] Hai bán cầu não được nối với nhau bằng tập hợp các sợi dây thần kinh, mỗi phần thực hiện một chức năng khác nhau: Bán cầu não phải dường như trội hơn trong các hoạt động tư duy như: Nhịp điệu, nhận thức, hình tượng, mơ mộng, màu sắc, kích thước. Bán cầu não trái lại thiên về các kĩ năng tư duy khác nhau bao gồm: Ngôn ngữ, suy luận, con số, sự kiện, logic, phân tích, liệt kê. Mặc dù mỗi bán cầu có sự trội hơn ở những tư duy nhất định nhưng giữa chúng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra các kĩ năng tư duy mà tất cả mọi người đang sở hữu trong mình. Hình 2. Chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải * Vận dụng bộ máy học vào quá trình dạy học Vận dụng bộ máy học vào quá trình dạy học đối với cả người dạy và người học để có cách xử lí phù hợp với hoạt động của hệ thần kinh sẽ đem lại hiệu quả trong dạy học. - Vai trò của các giác quan: 126 Cơ sở khoa học của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo quan điểm sư phạm tương tác Hình 3. Quá trình vận hành của bộ máy học [4] Các giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của con người, cần kích hoạt ở cả người học và người dạy để chúng hoạt động tốt nhất cho mục đích học tập. Với người học: Vì rằng bất cứ người học đã biết, đã tích luỹ được một số kinh nghiệm từ các giác quan, và chúng được kết hợp vào trong phương pháp học của mình. Nhờ vào các giác quan mà người học lấy được càng nhiều trong cái đã biết này và sử dụng một số lớn hơn hình ảnh; người học cần sử dụng thường xuyên c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: