Đánh giá một số tác dụng sinh học và phân lập hợp chất trong lá cây Đuôi chuột Stachytarpheta Jamaicensis (L.) Vahl. Verbenaceae
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.02 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Đánh giá một số tác dụng sinh học và phân lập hợp chất trong lá cây Đuôi chuột Stachytarpheta Jamaicensis (L.) Vahl. Verbenaceae" nhằm hướng tới các mục tiêu: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) lá ĐC phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu cho thử nghiệm nghiên cứu in vitro; đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ lá ĐC; phân lập hợp chất từ cao chiết có tác dụng sinh học tiềm năng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số tác dụng sinh học và phân lập hợp chất trong lá cây Đuôi chuột Stachytarpheta Jamaicensis (L.) Vahl. Verbenaceae ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT TRONG LÁ CÂY ĐUÔI CHUỘT STACHYTARPHETA JAMAICENSIS (L.) VAHL. VERBENACEAE Dương Lê Hồng Trang1*, Ngô Thị Hồng Hoàng2 1 Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl. thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) là thực vật thân thảo sống nhiều năm (Chi, 1991). Tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học từ dược liệu này. Đề tài đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (HTKK) trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh, phân lập hợp chất trong cao thử nghiệm tiềm năng. Kết quả mẫu nghiên cứu phù hợp mô tả, định tính, độ ẩm dược liệu (10,705%), tro toàn phần (9,205%), tạp chất lẫn trong dược liệu (1,130%). Tỷ lệ chất chiết được trong nước (48,52%) cao hơn so với cồn (~40%). Cao chiết cồn 50% cho HTKK tốt trên Salmonella ATCC 14028 (MIC 5,6 mg/ml); cao MeOH trên S. aureus ATCC 6538 (MIC 76,6 mg/ml). Cao nước không có HTKK trên E. coli ATCC 8739 ở nồng độ 500 mg/ml. Cao nước, MeOH, cồn 25%, 50%, 70% không cho HTKK trên P. aeruginosa ATCC 9027. Ở phân đoạn cao Hexan, thu được tủa màu đỏ cam STB.A.T1, kiểm tra tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng và HPLC. Từ khóa: Đuôi chuột, tác dụng sinh học, phân lập, tiêu chuẩn cơ sở, dược liệu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đuôi chuột (ĐC) có vị đắng, tính hàn, với công dụng tiêu viêm, lợi tiểu nên thường dùng chữa trị trong các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu, đau thấp khớp, viêm hầu họng, cảm ho, … (Chi, 1991). Hiện đã có nghiên cứu trên thế giới cho thấy lá ĐC có các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, … (Liew&Yong, 2016). Mặc dù, S. jamaicensis có nhiều tác dụng sinh học trong điều trị để có thể trở thành một nguồn dược liệu tiềm năng do đặc tính dễ trồng, sinh khối lớn nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn rất ít đề tài nghiên cứu về loài này. Nhận thức được tiềm năng của dược liệu mang lại và nối tiếp đề tài của DS. Nguyễn Thụy Thùy Trang năm 2022 (Trang, 2022), nghiên cứu ra đời nhằm hướng tới các mục tiêu: (1) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) lá ĐC phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu cho thử nghiệm nghiên cứu in vitro; (2) Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ lá ĐC; (3) Phân lập hợp chất từ cao chiết có tác dụng sinh học tiềm năng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 453 2.1.1 Dược liệu Mẫu lá cây ĐC do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (Đông Hòa, Phú Yên) cung cấp với điều kiện thu hái khi cây được hơn 100 ngày tuổi. Mẫu được bảo quản tại phòng thí nghiệm tại trường HUTECH ở nhiệt độ phòng. 2.1.2. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm 4 chủng vi khuẩn (VK) ATCC tài trợ bởi Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hồng Đài Việt, bao gồm: Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus ATCC 6538 (S. aureus); Trực khuẩn đường ruột Escherichia coli ATCC 8739 (E. coli); Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa ATCC 9027 (P. aeruginosa); Trực khuẩn thương hàn Salmonella typhimurium ATCC 14028 (Salmonella). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Xây dựng TCCS lá Đuôi chuột Hình thái và vi học Mô tả: Chọn lá còn tươi để khảo sát và mô tả đặc điểm dược liệu. Khảo sát vi học: Cắt vi phẫu ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến. Nếu phiến quá rộng thì có thẻ bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa khoảng 1 cm ở hai bên gân giữa. Nhuộm vi phẫu: áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (Quyên và cs, 2019). Quan sát vi phẫu đã nhuộm trong nước cất hay glycerin 30% bằng kính hiển vi quang học. (Bộ môn Dược liệu, 2020) Soi bột: thực hiện theo phụ lục 12.18 DĐVN V (Bộ Y tế, 2018). 2.2.1. Định tính Định tính các nhóm hợp chất gồm: chất béo, alkaloid, saponin, hợp chất polyuronic, tanin, anthraglycoside, flavonoid, coumarin, chất khử, acid hữu cơ (Bộ môn dược liệu, 2020). Đánh giá độ tinh khiết Độ ẩm: phụ lục (PL) 9.6 DĐVN V, thực hiện trong tủ sấy áp suất thường tại ở 105 °C trong 4 giờ; Độ tro: phương pháp 1 PL 9.8 DĐVN V; Tạp chất lẫn trong dược liệu: theo PL 12.11 DĐVN V. 2.2.2. Chất chiết được trong dược liệu: theo phương pháp chiết nóng PL 12.10 DĐVN V 2.3. Thử nghiệm kháng khuẩn Mẫu cao thử nghiệm được chiết xuất theo sơ đồ (hình 1) sau đó cô thành cao đặc. Phương pháp thử hoạt tính ức chế VSV thực hiện theo Hadacek và cs (2000) có điều chỉnh (Trang, 2022). Dùng phương pháp đục lỗ thạch trên 4 chủng VK ATCC tương ứng với các mẫu thử trình bày trong bảng 1. Giá trị MIC được dự đoán bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = ax + b được xây dựng từ ít nhất 5 điểm giao nhau giữa nồng độ thử nghiệm và đường kính kháng khuẩn tương ứng. Số liệu được thống kê xử lý bằng phần mềm Minitab 19, sự khác biệt có ý nghĩa được xác định ở mức tin cậy 95%. 454 Bảng 5. Mẫu thử nghiệm trên chủng VK khảo sát Hình 16. Quy trình chuẩn bị cao thử nghiệm 2.3. Chiết xuất – Phân lập Chiết 3,5 kg DL bằng phương pháp ngâm lạnh với cồn 50% trong 8 giờ. Thu hồi dung môi, cô về khoảng 1/3 thể tích. Tiến hành lắc phân bố với với các dung môi có độ phân cực tăng dần n – hexan, DCM, ethyl acetate, n - butanol. Các hợp chất thu được sẽ kiểm tra độ tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) trên bảng mỏng TLC silica gel 60 F254 (Merck). 3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 3.1. TCCS lá Đuôi chuột và kết quả phân tích mẫu nguyên liệu Hình 17. Mẫu lá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số tác dụng sinh học và phân lập hợp chất trong lá cây Đuôi chuột Stachytarpheta Jamaicensis (L.) Vahl. Verbenaceae ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ PHÂN LẬP HỢP CHẤT TRONG LÁ CÂY ĐUÔI CHUỘT STACHYTARPHETA JAMAICENSIS (L.) VAHL. VERBENACEAE Dương Lê Hồng Trang1*, Ngô Thị Hồng Hoàng2 1 Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl. thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) là thực vật thân thảo sống nhiều năm (Chi, 1991). Tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học từ dược liệu này. Đề tài đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá hoạt tính kháng khuẩn (HTKK) trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh, phân lập hợp chất trong cao thử nghiệm tiềm năng. Kết quả mẫu nghiên cứu phù hợp mô tả, định tính, độ ẩm dược liệu (10,705%), tro toàn phần (9,205%), tạp chất lẫn trong dược liệu (1,130%). Tỷ lệ chất chiết được trong nước (48,52%) cao hơn so với cồn (~40%). Cao chiết cồn 50% cho HTKK tốt trên Salmonella ATCC 14028 (MIC 5,6 mg/ml); cao MeOH trên S. aureus ATCC 6538 (MIC 76,6 mg/ml). Cao nước không có HTKK trên E. coli ATCC 8739 ở nồng độ 500 mg/ml. Cao nước, MeOH, cồn 25%, 50%, 70% không cho HTKK trên P. aeruginosa ATCC 9027. Ở phân đoạn cao Hexan, thu được tủa màu đỏ cam STB.A.T1, kiểm tra tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng và HPLC. Từ khóa: Đuôi chuột, tác dụng sinh học, phân lập, tiêu chuẩn cơ sở, dược liệu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đuôi chuột (ĐC) có vị đắng, tính hàn, với công dụng tiêu viêm, lợi tiểu nên thường dùng chữa trị trong các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu, đau thấp khớp, viêm hầu họng, cảm ho, … (Chi, 1991). Hiện đã có nghiên cứu trên thế giới cho thấy lá ĐC có các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, … (Liew&Yong, 2016). Mặc dù, S. jamaicensis có nhiều tác dụng sinh học trong điều trị để có thể trở thành một nguồn dược liệu tiềm năng do đặc tính dễ trồng, sinh khối lớn nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn rất ít đề tài nghiên cứu về loài này. Nhận thức được tiềm năng của dược liệu mang lại và nối tiếp đề tài của DS. Nguyễn Thụy Thùy Trang năm 2022 (Trang, 2022), nghiên cứu ra đời nhằm hướng tới các mục tiêu: (1) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) lá ĐC phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu cho thử nghiệm nghiên cứu in vitro; (2) Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ lá ĐC; (3) Phân lập hợp chất từ cao chiết có tác dụng sinh học tiềm năng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 453 2.1.1 Dược liệu Mẫu lá cây ĐC do Trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (Đông Hòa, Phú Yên) cung cấp với điều kiện thu hái khi cây được hơn 100 ngày tuổi. Mẫu được bảo quản tại phòng thí nghiệm tại trường HUTECH ở nhiệt độ phòng. 2.1.2. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm 4 chủng vi khuẩn (VK) ATCC tài trợ bởi Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Hồng Đài Việt, bao gồm: Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus ATCC 6538 (S. aureus); Trực khuẩn đường ruột Escherichia coli ATCC 8739 (E. coli); Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa ATCC 9027 (P. aeruginosa); Trực khuẩn thương hàn Salmonella typhimurium ATCC 14028 (Salmonella). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Xây dựng TCCS lá Đuôi chuột Hình thái và vi học Mô tả: Chọn lá còn tươi để khảo sát và mô tả đặc điểm dược liệu. Khảo sát vi học: Cắt vi phẫu ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến. Nếu phiến quá rộng thì có thẻ bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa khoảng 1 cm ở hai bên gân giữa. Nhuộm vi phẫu: áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (Quyên và cs, 2019). Quan sát vi phẫu đã nhuộm trong nước cất hay glycerin 30% bằng kính hiển vi quang học. (Bộ môn Dược liệu, 2020) Soi bột: thực hiện theo phụ lục 12.18 DĐVN V (Bộ Y tế, 2018). 2.2.1. Định tính Định tính các nhóm hợp chất gồm: chất béo, alkaloid, saponin, hợp chất polyuronic, tanin, anthraglycoside, flavonoid, coumarin, chất khử, acid hữu cơ (Bộ môn dược liệu, 2020). Đánh giá độ tinh khiết Độ ẩm: phụ lục (PL) 9.6 DĐVN V, thực hiện trong tủ sấy áp suất thường tại ở 105 °C trong 4 giờ; Độ tro: phương pháp 1 PL 9.8 DĐVN V; Tạp chất lẫn trong dược liệu: theo PL 12.11 DĐVN V. 2.2.2. Chất chiết được trong dược liệu: theo phương pháp chiết nóng PL 12.10 DĐVN V 2.3. Thử nghiệm kháng khuẩn Mẫu cao thử nghiệm được chiết xuất theo sơ đồ (hình 1) sau đó cô thành cao đặc. Phương pháp thử hoạt tính ức chế VSV thực hiện theo Hadacek và cs (2000) có điều chỉnh (Trang, 2022). Dùng phương pháp đục lỗ thạch trên 4 chủng VK ATCC tương ứng với các mẫu thử trình bày trong bảng 1. Giá trị MIC được dự đoán bằng phương trình hồi quy tuyến tính y = ax + b được xây dựng từ ít nhất 5 điểm giao nhau giữa nồng độ thử nghiệm và đường kính kháng khuẩn tương ứng. Số liệu được thống kê xử lý bằng phần mềm Minitab 19, sự khác biệt có ý nghĩa được xác định ở mức tin cậy 95%. 454 Bảng 5. Mẫu thử nghiệm trên chủng VK khảo sát Hình 16. Quy trình chuẩn bị cao thử nghiệm 2.3. Chiết xuất – Phân lập Chiết 3,5 kg DL bằng phương pháp ngâm lạnh với cồn 50% trong 8 giờ. Thu hồi dung môi, cô về khoảng 1/3 thể tích. Tiến hành lắc phân bố với với các dung môi có độ phân cực tăng dần n – hexan, DCM, ethyl acetate, n - butanol. Các hợp chất thu được sẽ kiểm tra độ tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) trên bảng mỏng TLC silica gel 60 F254 (Merck). 3. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 3.1. TCCS lá Đuôi chuột và kết quả phân tích mẫu nguyên liệu Hình 17. Mẫu lá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Lá cây Đuôi chuột Stachytarpheta Jamaicensis (L.) Vahl. Verbenaceae Thực vật thân thảo Nghiên cứu in vitro Trực khuẩn đường ruột Trực khuẩn mủ xanhTài liệu liên quan:
-
6 trang 826 0 0
-
6 trang 644 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 501 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 466 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 416 10 0 -
7 trang 355 2 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 320 2 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 317 1 0 -
6 trang 238 4 0