Danh mục

Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua một số chỉ tiêu vi sinh trên tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh theo hình thức đa cấp tại Hải Phòng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.14 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đa cấp được đề xuất bởi Bùi Quang Tề và cộng sự năm 2008 đã được minh chứng có hiệu quả về năng suất, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu liên quan đến vấn đề ATVSTP trên tôm thương phẩm từ mô hình nuôi này. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua một số chỉ tiêu vi sinh vật trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi thâm canh theo hình thức đa cấp tại Hải Phòng”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua một số chỉ tiêu vi sinh trên tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh theo hình thức đa cấp tại Hải Phòng ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) NUÔI THÂM CANH THEO HÌNH THỨC ĐA CẤP TẠI HẢI PHÒNG ASSESSING THE SAFETY OF FOOD HYGIENE ITEMS THROUGH SOME MICROORGANISMS IN BLACK TIGER SHRIMP (Penaeus monodon) INTENSIVE FARMING SYSTEMS BY MULTI-LEVEL IN HAI PHONG Trương Thị Thành Vinh Khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh Email: thanhvinhtruong@gmail.comABSTRACTThe study was carried out on commercial shrimp collected from three farming systems bymulti-level system testing (cycle - multi pond) in Hai Phong from April to August 2009. Theresults showed that the target density of Vibrio spp and total aerobic bacteria in farming level2 and level 3 were lower than those in the first model . Although, Salmonella, Vibrioparahaemolyticus, Vibrio chorela and Staphylococcus in shrimps of all three models at thetime of the study were within food safety and hygiene level reported by the internationalorganization and Vietnamese criteria,, E. coli in commercial shrimp of farming level 1 wasabove food safety level.ĐẶT VẤN ĐỀAn toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang là vấn đề nóng của tất cả các quốc gia trên thếgiới, là tấm vé thông hành để thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu khó tính như Mĩ, EU,Nhật Bản, tham gia tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tôm sú (Penaeusmonodon) là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng; nó đã vàđang là đối tượng nuôi chủ lực của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong quátrình nuôi, tôm sú có thể bị nhiễm một số loài vi khuẩn gây mất ATVSTP, có thể gây ra ngộđộc và dẫn đến tử vong (Nguyễn Hữu Toản, 2009). Do đó, việc nghiên cứu xây dựng các môhình nuôi vừa đảm bảo ATVSTP, vừa cho năng suất cao đang là mục tiêu của người nuôi tôm.Mô hình nuôi tôm sú thâm canh đa cấp được đề xuất bởi Bùi Quang Tề và cộng sự năm 2008đã được minh chứng có hiệu quả về năng suất, tuy nhiên còn thiếu những nghiên cứu liên quanđến vấn đề ATVSTP trên tôm thương phẩm từ mô hình nuôi này. Chính vì thế, chúng tôi tiếnhành thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm qua một số chỉtiêu vi sinh vật trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi thâm canh theo hình thức đa cấp tạiHải Phòng”PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐịa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứuThu mẫu tại khu thí nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo mô hình đa cấp - Trạm Nghiên cứuNuôi trồng Thủy sản nước lợ Tân Thành, Dương Kinh, Hải PhòngMô hình nuôi một cấp (mô hình truyền thống) được lấy làm mô hình đối chứng so với môhình nuôi 2 cấp và 3 cấp. Mỗi chu kì nuôi kéo dài 120 ngày, ở mô hình nuôi 2 cấp, tính từ thờigian sau khi tôm thả 40 ngày thì chuyển sang ao nuôi cấp 2, sau 80 ngày nuôi thì thu hoạch.Còn đối với mô hình nuôi 3 cấp, tôm sẽ được luân chuyển 3 lần trong một chu kì nuôi, nghĩalà cứ sau 40 ngày chuyển tôm sang ao tiếp theo. Đồng thời, mỗi cấp ao sau khi luân chuyểnlại được cải tạo và vì thế có thể được nuôi lặp lại nhiều lần trong một năm. Vì vậy, vụ thuhoạch tăng lên và có thể rải ra các tháng trong năm cho nên giải quyết được sức ép của nhucầu thị trường và tổ chức lao động. Đồng thời giải quyết cho tất cả các ao trong hệ thống đềuđược hoạt động nuôi tôm phù hợp với các yếu tố sinh học và kinh tế.Phân tích mẫu tại Phòng Sinh học Thực nghiệm - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I -Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh. 614 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 11/2009. - Vật liệu nghiên cứu: + Một số vi khuẩn ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm gồm: Vibrio spp., Fecalcoliform, E. coli, Salmonella spp. và Staphylococcus spp. + Tôm sú Penaeus monodon thương phẩm được nuôi trong hệ thống đa cấp.Phương pháp nghiên cứuLấy mẫu, bảo quản và phân tích theo TCVN 6507: 2005 và TCVN 6404: 2007, TCVN 5287:2008.Số lượng mẫu thu: Tôm sú Penaeus monodon thương phẩm được thu từ các ao nuôi của hệthống nuôi đa cấp. Gồm 3 mô hình nuôi: Mô hình nuôi 1 cấp, 2 cấp và 3 cấp. Mỗi mô hìnhthu mẫu 1 vụ (45 con /1lần), thời gian thu trước khi tôm thu hoạch 10 - 15 ngày.Phân tích mẫu: Phân tích mẫu theo phương pháp định lượng vi khuẩn của Frerichs & Millar,1993.Ngoài ra, có tham khảo bổ sung một số tài liệu: + TCVN 4884: 2005 (ISO 4833: 2003), Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí(TSVKHK). + TCVN 6846: 2007 (ISO 7251: 2005), Xác định E.coli. + TCVN 4830-1: 2005 (ISO 6888-1:1999, Amd 1:2003), Xác định Staphylococcusaureus. + TCVN 4829: 2005 (ISO 6579: 2002), Xác định Salmonella. + TCVN 7905: 2008 (ISO/TS 21872 - 2: 2007), Phương pháp phát hiện Vibrio spp. cókhả năng gây bệnh đường ruột.Phương pháp xử lý, ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: