Danh mục

Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae" đã thực hiện thu thập, định danh 3 loài tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) và tỉnh Phú Yên, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di thực và bước đầu nghiên cứu sản xuất dược liệu Bạch hoa xà thiệt thảo và hai loài cùng chi Hedyotis rubiaceae DI THỰC VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO VÀ HAI LOÀI CÙNG CHI HEDYOTIS RUBIACEAE Nguyễn Lan Hương1*, Nguyễn Nhất Tuyên2, Lý Thị Thảo My1, Nguyễn Thị Huệ Tuyên1, Lâm Mỹ Âu1, Lê Phước Nhật Linh1 1 Khoa Dược trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh 2 Trung tâm Nghiên Cứu và Sản Xuất Dược Liệu Miền Trung GVHD : ThS.DS. Thái Hồng Đăng TÓM TẮT Chi Hedyotis (họ Cà phê Rubiaceae) bao gồm hơn 500 loài (Wikström và c.s., 2013) trong đó Việt Nam sở hữu hơn 74 loài phân bố trên khắp đất nước (Hộ, 2003; Cường và c.s., 2013; Quang và c.s., 2023). Đặc biệt Bạch hoa xà thiệt thảo - Hedyotis diffusa Willd. và Lưỡi rắn - Hedyotis corymbosa (L.) Lam được ứng dụng trong điều trị ung thư, riêng loài Hedyotis brachyboda (DC.) Sivar. & Biju ít được đề cập cả trong nước và quốc tế. Mặc dù thể hiện tiềm năng lớn trên y học nhưng cho đến nay nguồn nguyên liệu vẫn chưa triển khai sản xuất trồng trọt mà đang dựa vào thu hái tự nhiên, sản lượng thấp và không kiểm soát được chất lượng. Nghiên cứu đã thực hiện thu thập, định danh 3 loài tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) và tỉnh Phú Yên, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda. Về sản xuất, bước đầu di thực H.diffusa về nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Dược liệu miền Trung (Phú Yên). Qua đó tạo ra nền tảng đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu ban đầu, là cơ sở để nhân giống quy mô lớn và phát triển sản phẩm thuốc từ dược liệu. Từ khoá: Di thực, Định danh, Hedyotis diffusa, Hedyotis corymbosa, Hedyotis brachyboda 1. TỔNG QUAN Việt nam được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu nguồn dược liệu vô cùng phong phú với 5.117 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc (Viện Dược Liệu, 2016). Trong đó phải kể đến chi Hedyotis (Rubiaceae), với hơn 74 loài đã được định danh, nổi tiếng là H.diffusa và H.corymbosa (Hộ, 2003; Cường và c.s., 2013; Quang và c.s., 2023). Với thành phần hoá học phong phú bao gồm Iridoid, Flavonoid, Alkaloid, Anthraquinone, Quercetin…(Cheung và c.s., 2006; Chen và c.s., 2016) và nhiều tác dụng dược lý quan trọng như kháng lại ung thư gan (Chimkode và c.s., 2009), ung thư đại trực tràng (Lin và c.s., 2013), tiêu diệt khối u (Shi và c.s., 2008; Moniruzzaman và c.s., 2015), bảo vệ gan - phổi - thận (Liu và c.s., 2018), kháng khuẩn, kháng viêm (Ahmad và c.s., 2005; Kim và c.s., 2020). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một loài cùng chi có tên H.brachyboda tại TP.Tuy Hoà (Phú Yên), đây là lần đầu tiên loài này được định danh và nghiên cứu tại Việt Nam, trên thế giới cũng có rất ít thông tin ngoại trừ công trình của Sivarajan từ năm 1990 (Sivarajan, 1990). Mặc dù thể hiện tiềm năng lớn trong y học nhưng cho đến nay nguồn nguyên liệu vẫn chưa triển khai sản xuất trồng trọt mà đang dựa vào thu hái tự nhiên, sản lượng thấp và không kiểm soát được chất 320 lượng. Hơn nữa Dược Điển Việt Nam 5 vẫn chưa có chuyên luận riêng về 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda, cũng như chưa có tiêu chuẩn đầy đủ để định danh, chống nhầm lẫn H.diffusa và các loài cùng chi dẫn đến vấn đề quản lý và đảm bảo chất lượng dược liệu trở nên khó khăn. Nhằm giải quyết các vấn đề kể trên nhóm đã thu thập, định danh 3 loài thuộc chi Hedyotis, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachyboda, đồng thời di thực H.diffusa về TTNC&SXDLMT (Phú Yên), với mong muốn tiêu chuẩn hoá nguồn nguyên liệu đầu vào, thúc đẩy quá trình tạo ra sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Ba loài thuộc chi Hedyotis (Họ Cà phê Rubiaceae), bao gồm H.diffusa hoang dã tại huyện Hóc Môn (TP.HCM), H.corymbosa và H.brachyboda mọc dại tại TP.Tuy Hoà (Phú Yên). 2.2 Thu thập, định danh Thu thập mẫu cây tươi H.diffusa tại các đường Trung Đông 6-7-8-9, Thới Tam Thôn, Hóc Môn (TP.HCM). Hai loài H.corymbosa và H.brachypoda được thu tại TTNC&SXDLMT (Phú Yên), thời gian thu mẫu 10/2022-12/2022. Mẫu cây được đánh giá sơ bộ cảm quan về hình thái, cắt nhuộm soi vi phẫu, so sánh với đặc điểm nhận dạng về tiết diện thân, vi phẫu thân, tràng hoa, bộ nhị của tài liệu tham khảo để tiến hành định danh loài. 2.3 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở Tham khảo phương pháp của chuyên luận “Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo” và Dược điển Việt Nam 5, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho 2 loài H.corymbosa và H.brachypoda. Từ đó đánh giá chất lượng các mẫu nghiên cứu. 2.4 Di thực Hedyotis diffusa Willd - Ước tính tỉ lệ nảy mầm: gieo và đếm số hạt trên đĩa petri có lót bông đã làm ẩm với nước. - Nhân giống bằng cây trưởng thành: Thu thập ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: