Danh mục

Giao thức RTP (Real Time Transport Protocol)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.79 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết "Giao thức RTP (Real Time Transport Protocol)" cung cấp thông tin về giao thức RTP - giao thức cung cấp các chức năng giao vận phù hợp cho các ứng dụng truyền dữ liệu mang tính thời gian thực như là thoại và truyền hình tương tác. Những dịch vụ của RTP bao gồm trường chỉ thị loại tải trọng (payload, indentification), đánh số các thứ tự gói, điền tem thời gian (phục vụ cho cơ chế đồng bộ khi phát lại tín hiệu cho nơi thu). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giao thức RTP (Real Time Transport Protocol) GIAO THỨC RTP (REAL TIME TRANSPORT PROTOCOL) Nguyễn Thuần Quang, Lê Bá Hảo, Hoàng Trung Đức Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Duy CườngTÓM TẮTGiao thức RTP (REAL TIME TRANSPORT PROTOCOL) cung cấp các chức năng giao vận phù hợpcho các ứng dụng truyền dữ liệu mang tính thời gian thực như là thoại và truyền hình tương tác. Nhữngdịch vụ của RTP bao gồm trường chỉ thị loại tải trọng (payload, indetification), đánh số các thứ tự gói,điền tem thời gian (phục vụ cho cơ chế đồng bộ khi phát lại tính iệu cho nơi thu).Giao thức này còn hỗ trợ việc truyền dữ liệu tới nhiều đích sử dụng phân bố dữ liệu muticast nếu nhưkhả năng này được tần mạng hoạt động bên dưới nó cung cấp. Một điều lưu ý là bản than RTP khôngcung cấp một cơ chế nào đảm bảo việc phân phát kịp thời dữ liệu tới các trạm mà nó dựa trên các dịchvụ của tần thấp hơn để thực hiện điều này. Tuy nhiên RTP không đảm bảo việc truyền gói theo đúngthứ tự, số thứ tự trong RTP header cho phép bên thu xây dựng lại thứ tự đúng của các gói bên phát. Hình 1. Vị trí của RTP trong mạng NGN1. GIAO THỨC RTP LÀ GÌ? 59- RTP là giao thức dùng để truyền các thông tin yêu cầu tính thời gian thực (real time) như thoạivà hình ảnh. RTP và giao thức hỗ trợ RTCP (Real Time Control Protocol) là các giao thức hoạt độngngay trên lớp UDP (User Datagram Protocol).- Ban đầu, RTP được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996 và được gọi là RFC 1889. Và tiếp theonó được xuất bản vào năm 2003 với tên RFC 3550.- RTP thường được sử dụng trong các ứng dụng điện thoại internet. Bản thân giao thức nàykhông đảm bảo cung cấp dữ liệu đa phương tiện theo thời gian thực (vì việc này phụ thuộc vào đặc tínhcủa mạng). Tuy nhiên, nó cung cấp khả năng quản lý dữ liệu rất tốt. Hình 2. Sơ đồ hoạt động của RTPRTP Proxy cho phép: VoIP vượt qua tường lửa NAT Chuyển tiếp giọng nói, video hoặc bất kỳ luồng dữ liệu RTP nào Phát các thông báo trong băng tần được mã hóa trước Đóng khung lại tải trọng RTP Tối ưu hóa luồng gói tin Định tuyến cuộc gọi VoIP qua các liên kết VPN Sao chép luồng thời gian thựcNAT (Network address translation) giúp địa chỉ mạng cục bộ (Private) truy cập được đến mạng côngcộng (Public-Internet). Router biên, nơi kết nối 2 loại mạng này, là nơi thực hiện kỹ thuật NAT.2. CẤU TRÚC GÓI CỦA RTP RTP Header RTP payloadHai thành phần chính mà RTP đưa cho lớp trên để lớp này quyết định chất lượng truyền của các loạithông tin trên là: số thứ tự của gói truyền (sequence number) và thời gian truyền tối đa của 1 gói(timestamp).Hai thành phần này sẽ được trình bày tiếp sau đây. 60 Hình 3. Sơ đồ định dạng Header của gói RTPTrong đó: V (version_2 bit): cho biết phiên bản RTP nào đang được sử dụng. P (padding_1 bit): bit này cho biết trong gói RTP có sử dụng chèn bit 0 hay không. Ta sử dụng chèn bit này sau phần payload khi thông tin có trong phần tải không lấp đầy phần RTP payload cho trước. X (extension_1 bit): cho biết header có được mở rộng ra thêm hay không. Vì trong một số ứng dụng, phần header mở rộng được thêm vào giữa phần header cố định và phần tải (payload). CC (count of contributing sources_4 bit): cho biết số lượng dòng dữ liệu được ghép chung vào 1 gói. Thông thường việc ghép các dòng thông tin được thực hiện khi có nhiều user tham gia vào một phiên làm việc (ví dụ như hội nghị truyền hình – video conference) và CC dùng để xác định số người tham gia hội nghị. M (marker_1 bit): được sử dụng khi có ứng dụng yêu cầu đánh dấu tại 1 điểm nào đó trong dòng dữ liệu. PT (payload type_7 bit): cho biết kiểu dữ liệu được truyền đi. Sequence number: cho biết số thứ tự được truyền đi của gói. Số thứ tự của gói đầu tiên được truyền đi trong một phiên hoạt động là một số ngẫu nhiên bất kỳ. Nhờ vào số thứ này mà ta sẽ xác định được gói nào bị mất và các gói có đến đúng thứ tự hay không. Timestamp (32 bit): cho biết thời gian mà octet đầu tiên được lấy mẫu. Bên nhận sẽ dùng thông số này để xác định mình có thể thực hiện được yêu cầu phát thông tin đã được gởi có đảm bảo thời gian thực hay không. Nếu không thì nó sẽ phát lại thông tin (playback). Synchronising Source (SSRC_32 bit) Identifier: là số nhận dạng của nơi gốc phát dữ liệu. Contributing Source (CCRC) Identifier (Có từ 0 đến 15 mục mỗi mục 32 bit): là số nhận dạng của các nơi phát dữ liệu cùng tham gia vào phiên làm việc với SSRC.3. ỨNG DỤNGRTP chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống truyền thông và giải trí như điện thoại và các ứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: