Danh mục

Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1

Số trang: 145      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (145 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Lịch sử kinh tế Việt Nam" được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập đối với học phần Lịch sử kinh tế Việt Nam. Giáo trình được kết cấu thành 7 chương và chia làm 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn Lịch sử kinh tế Việt Nam; kinh tế "tiền phong kiến" và phong kiến (Từ khởi thủy đến 1858); kinh tế thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 112 LỜINÓIĐẦU Năm 1942, Hồ Chí Minh mở đầu tác phẩm Lịch sử nước ta bằnghai câu: Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Chúng ta hiểu sử ta Hồ Chí Minh nói ở đây không phải chỉ lànhững trang sử chống ngoại xâm, sử văn hóa, sử chính trị, sử Đảng Cộngsản Việt Nam... mà còn bao hàm cả sử kinh tế (tức Lịch sử kinh tế)Việt Nam nữa. Trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi Đảng takhẳng định trong văn kiện của mình xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trungtâm thì lịch sử kinh tế càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng, bởi người xưacó câu: Ôn cố tri tân (ôn cũ để biết mới). Chia sẻ quan điểm này, nhiềuhọc giả phương Tây cũng cho rằng sự hiểu biết về lịch sử góp phần tạonên nhận thức lịch sử, là một hoạt động trí tuệ quan trọng. Để có sự hiểubiết đầy đủ hiện tại cần phải hiểu quá khứ. Trong một cuộc trả lời báo chínăm 2009, nhà kinh tế học Mỹ Paul Samuelson đã khuyên thế hệ trẻ:Nên có sự tôn trọng thực sự đối với nghiên cứu lịch sử kinh tế vì đó lànhững dữ liệu thô cần thiết từ đó đưa ra những giả thuyết, hay phân tích[Ran Abramitzky, 2017]. Còn trước đó, từ thế kỷ XIX, các nhà kinh điểncủa Chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng sử học. Theo quan điểm của cácông, sử học có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đây là môn khoa học nghiêncứu quá trình phát sinh, hình thành, phát triển của sự vật và hiện tượng;từ đó giúp con người phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịchsử nhân loại. Trên thế giới, từ thế kỷ XIX đã xuất hiện một chuyên ngành khoahọc là con đẻ của hai bộ môn khoa học - Sử học và Kinh tế học, đó làLịch sử kinh tế. Lịch sử kinh tế nước ta đã được các học giả người Phápnghiên cứu từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Sau cách mạng, nhất làtừ nửa cuối thế kỷ XX trở đi, lịch sử kinh tế Việt Nam được quan tâm 3nghiên cứu nhiều hơn. Tuy vậy, trong bối cảnh của kháng chiến chốngthực dân Pháp, tiếp sau là kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc nghiêncứu lịch sử kinh tế chưa được quan tâm thoả đáng. Khi đất nước thốngnhất (1976), đặc biệt từ thập niên 1990 đến nay, lịch sử kinh tế Việt Namnhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của giới nghiên cứu trong vàngoài nước. Những thành tựu đạt được của bộ môn khoa học này đã cungcấp những luận cứ có giá trị cho Đảng, Nhà nước ta tham khảo tronghoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển kinh tếđất nước. Trên phương diện đào tạo, ở miền Bắc nước ta, ngay từ cuối thậpniên 1960, khoa học Lịch sử kinh tế (trong đó có Lịch sử kinh tế Việt Nam)đã được đưa vào giảng dạy ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau đómôn học này được nhiều trường đại học, học viện đưa vào chương trìnhgiảng dạy. Ở Trường Đại học Thương mại, môn Lịch sử kinh tế (trướcgọi là Lịch sử kinh tế quốc dân) được triển khai giảng dạy, học tập từnhững năm 1988-1989 đến nay. Từ suy nghĩ cần có một giáo trình phù hợp với chương trình đào tạocủa trường, đồng thời được sự đồng ý của hiệu trưởng, chúng tôi đã tổchức biên soạn Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam nhằm phục vụ choviệc giảng dạy, học tập đối với học phần Lịch sử kinh tế Việt Nam củaTrường Đại học Thương mại. Ngoài Lời nói đầu, Giáo trình được kết cấu thành 7 chương. Nộidung của giáo trình được phân công biên soạn như sau: * Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn Lịch sửkinh tế Việt Nam - TS. Bùi Hồng Vạn. * Chương 2: Kinh tế tiền phong kiến và phong kiến (Từ khởi thủyđến 1858) - TS. Bùi Hồng Vạn. * Chương 3: Kinh tế thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945) -ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt. * Chương 4: Kinh tế thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) - ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt và ThS. Ngô Thị Huyền Trang.4 * Chương 5: Kinh tế cả nước thời kỳ 1955-1975 - TS. Bùi Hồng Vạnvà ThS. Phạm Ngọc Phương. * Chương 6: Kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1976-1985) - ThS.Nguyễn Thị Thu Hà. * Chương 7: Kinh tế trong 30 năm đổi mới (1986-2016) - ThS.Đỗ Thị Phương Hoa. Để biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa cóchọn lọc nhiều nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến Lịch sử kinh tếViệt Nam đã công bố ở trong và ngoài nước. Mặc dù đã nỗ lực hết sứcnhưng do khả năng và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏinhững hạn chế, thiếu sót. Nhóm biên soạn mong nhận được ý kiến đónggóp, xây dựng từ các bạn đồng nghiệp, từ sinh viên và bạn đọc để giáotrình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Tưtưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Thươngmại (TMU); Email: buihongvan@tmu.edu.vn. Nhân dịp giáo trình xuất bản, nhóm biên soạn trân trọng gửi lời cảmơn các thế hệ đi trước đã tạo ra những sản phẩm khoa học giúp chúng tôicó tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình này. Nhóm biên soạn xintrân trọng cảm ơn Ban G ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: