Danh mục

Khảo sát tác dụng chống ung thư từ các cao chiết của lá bình bát nước (Annona glabra L. Annonaceae) với các phương pháp chiết xuất khác nhau

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Khảo sát tác dụng chống ung thư từ các cao chiết của lá bình bát nước (Annona glabra L. Annonaceae) với các phương pháp chiết xuất khác nhau" tiến hành khảo sát hoạt tính kháng ung thư của cao toàn phần thu được từ các phương pháp chiết xuất trên các dòng tế bào ung thư và đánh giá kết quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tác dụng chống ung thư từ các cao chiết của lá bình bát nước (Annona glabra L. Annonaceae) với các phương pháp chiết xuất khác nhau KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ TỪ CÁC CAO CHIẾT CỦA LÁ BÌNH BÁT NƯỚC (ANNONA GLABRA L. ANNONACEAE) VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT KHÁC NHAU Phạm Hồng Thái, Trương Đỗ Quyên Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Trương Đỗ QuyênTÓM TẮTMục tiêu: (i) Tiến hành thu hái, xử lý dược liệu lá của cây Bình bát nước (Annona glabra L,.Annonaceae), thử tinh khiết và định tính dược liệu. (ii) Thực hiện chiết xuất cao toàn phần bằng nhiềuphương pháp như ngấm kiệt cổ điển (NKCĐ), ngấm kiệt ngược dòng gián đoạn (NDGĐ), chiết xuấtbằng CO2 siêu tới hạn (CO2 STH). (iii) Tiến hành khảo sát hoạt tính kháng ung thư của cao toàn phần thuđược từ các phương pháp chiết xuất trên các dòng tế bào ung thư và đánh giá kết quả. Phương phápnghiên cứu: Thử độ tinh khiết và định tính dược liệu theo DĐVN V và giáo trình bộ môn dược liệu củaĐại học Y dược TP.HCM. Chiết xuất cao toàn phần từ dược liệu lá Bình bát nước bằng các phương phápnhư: chiết bằng CO2 STH, chiết bằng phương pháp NKCĐ với hai dung môi khác nhau là cồn 70%, 50%và chiết bằng phương pháp NDGĐ với dung môi cồn 96%. Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào bằngphương pháp Sulforhodamine B (SRB ) của các cao toàn phần trên các dòng tế bào ung thư gồm: tế bàoung thư vú (MCF-7), ung thư phổi (NCI-H460), ung thư gan (Hep-G2), ung thư máu (Jurkat), nguyên sợibào (Fibroblast) và kết quả được đánh giá bằng thực nghiệm. Kết quả: Dược liệu lá Bình bát nước đượcthu hái, xử lý và chiết xuất thu được bốn loại cao toàn phần từ các phương pháp chiết xuất khác nhau.Các cao toàn phần chiết xuất từ lá Bình bát nước đều cho hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư rõ rệt,trong đó hoạt tính từ cao chiết bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn có kết quả đáng chú ý trên dòng tếbào ung thư vú và ung thư gan và cho hoạt tính kém hơn đáng kể so với mẫu chứng dương làCamptothecin trên tế bào thường.Từ khoá: Bình bát nước, phương pháp CO2 siêu tới hạn, thử độc tế bào.1. ĐẶT VẤN ĐỀBình bát nước (Annona glabra L. Annonacae) là một loài thực vật mọc hoang ven biển phổ biến tạiViệt Nam (Bân, 2000). Loài cây này được công bố có nhiều hoạt tính hấp dẫn, điển hình như là tácdụng chống ung thư trên tế bào bạch cầu người (Cochrane và cs, 2008) đã được ghi nhận. Tuy nhiên,để khai thác được hoạt tính sinh học, đến nay vẫn là một thử thách lớn cho ngành nghiên cứu thực vật,khi mà việc sử dụng lá Bình bát nước trong điều trị bệnh ở nước ta là không có. Nắm bắt được tìềmnăng đó và nhận thấy các kỹ thuật chiết xuất trong nghiên cứu dược liệu ngày càng phát triển đa dạngNhằm khảo sát và đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết toàn phần lá Bình bát nước và tìm kiếmmột phương pháp chiết xuất tiềm năng cho quá trình nghiên cứu lâu dài trên loài cây này, nhóm nghiên 368cứu đã lựa chọn đề tài: “Khảo sát tác dụng chống ung thư từ các cao chiết của lá Bình bát nước(Annona glabra L. Annonaceae) với các phương pháp chiết xuất khác nhau”.2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNguyên liệu và thiết bịNguyên liệu: Lá bình bát nước (thu hái tại Long An); cồn 96% (khoa Dược Hutech – TCCS); nước cất(Khoa Dược Hutech – TCCS); khí CO2 (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Hậu Giang –TCCS); các dòng tế bào ung thư (ATCC - TCCS); Trichloroacetic acid (ĐH KHTN – TCCS);Sulforhodamine B (ĐH KHTN – TCCS); Dimethyl sulfoxide (ĐH KHTN – TCCS); Camptothecine(ĐH KHTN – TCCS).Thiết bị: Bình ngấm kiệt hình nón cụt; hệ thống các thiết bị cho phương pháp chiết xuất CO2 siêu tớihạn; tủ sấy; bếp cách thuỷ; bếp hồng ngoại; máy cô quay chân không; cân phân tích; tủ lạnh; máyELISA reader, cân sấy ẩm hồng ngoại A&D MX-50.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Thu hái và xử lý nguyên liệuMẫu nghiên cứu lá cây Bình bát nước được thu hái tại huyện Cần Giuộc, Long An vào tháng 08/2022.Dược liệu khi thu hái đạt độ tươi tốt, không héo, không dập, không sâu bệnh, thu hái dược liệu khôngmang các ký sinh thực vật. Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong túi kínvà được dùng làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu.3.2. Thử độ tinh khiếtĐộ ẩm: Xác định bằng cân sấy ẩm hồng ngoại A&D MX-50; Độ tro: xác định tro toàn phần theophương pháp 1 PL 9.8 DĐVN V, xác định tro không tan trong acid theo phương pháp 1 PL 9.7 DĐVNV; Tạp chất lẫn trong dược liệu: theo PL 12.11 DĐVN V.3.2.1. Định tínhKhảo sát sơ bộ thành phần hoá học dược liệu: Chất béo, Carotenoid, Tinh dầu, Triterpenoid tự do,Steroid, Alkaloid, Coumarin, Anthraglycosid, Flavonoid, Glycosid tim, Anthocyanosid,Proanthocyanin, Tannin, Saponin, Acid hữu cơ, Chất khử (Bộ môn dược liệu, 2020).3.2.2. Các ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: