Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 570.39 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài "Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11" nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ học, tình hình sử dụng thuốc và tính hợp lý trong điều trị RLLM trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 Nguyễn Thị Trúc Đào*, Nguyễn Ngọc Ý Nhi, Nguyễn Lưu Kim Yến Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Liên Kiều Sương, DS.CKII. Trương Minh Quang TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch. Hiện nay, mặc dù số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị RLLM ngoại trú tại bệnh viện Quận 11 khá đông nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để khảo tình hình điều trị RLLM ở đối tượng bệnh nhân này. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, tình hình sử dụng thuốc và tính hợp lý trong điều trị RLLM trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 244 bệnh nhân điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú lần đầu tại bệnh viện Quận 11 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2022 – 04/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 54,0 ± 14,1. Tỷ lệ nữ chiếm 59,8%. Có 41,4% bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu hỗn hợp. Đa số bệnh nhân dùng phác đồ đơn trị, trong đó phác đồ statin (76,0%) chiếm ưu thế hơn fibrat (22,5%). Có 56,1% bệnh nhân không tái khám. Đặc biệt, có 93,0% bệnh nhân không xét nghiệm lại lipid máu trong vòng 3 tháng sau T0 và 94,7% bệnh nhân được giám sát ADR trên gan chưa phù hợp. Kết luận: Tỷ lệ tái khám và giám sát hiệu quả điều trị hợp lý rất thấp gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu. Từ khóa: bệnh nhân ngoại trú, rối loạn lipid, sử dụng thuốc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định về tầm quan trọng của việc quản lý RLLM để phòng ngừa nguyên phát và thứ phát bệnh tim mạch xơ vữa, đặc biệt là bệnh động mạch vành (Rader & Khetarpal, 2015). Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là mặc dù bệnh RLLM được ghi nhận khá phổ biến trong cộng đồng nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và điều trị đầy đủ trên lâm sàng. Vì thế, khả năng đạt mục tiêu điều trị còn khá thấp và cũng ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống y tế của các quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển. Trong năm 2020, trên toàn cầu có 4,51 triệu ca tử vong do nồng độ LDL-C ở mức cao, tăng 19% so với năm 2010. Chỉ riêng tại Mỹ, đã có 93,9 triệu người trưởng thành (38,1%) tăng nồng độ cholesterol toàn phần (Tsao và cs, 2022). Theo nghiên cứu CEPHEUS khảo sát tình hình điều trị RLLM ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy gần 50% số bệnh nhân không đạt mục tiêu LDL-C theo khuyến cáo của chương trình giáo dục bệnh nhân rối loạn cholesterol của Hoa Kỳ (Park và cs, 2012). 345 Hiện nay, mặc dù số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú tại bệnh viện quận 11 khá đông nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của nhóm bệnh nhân này cũng như tình hình sử dụng thuốc và tính hợp lý trong điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú. Xuất phát từ thực tế trên và mong muốn tìm ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng khám và điều trị ở bệnh viện, nghiên cứu “Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quận 11” được tiến hành với ba mục tiêu sau: Khảo sát đặc điểm ban đầu của những bệnh nhân điều trị RLLM ngoại trú tại bệnh viện Quận 11. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLM trên bệnh nhân nghiên cứu. Phân tích tính hợp lý trong điều trị RLLM trên bệnh nhân nghiên cứu. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân khám và điều trị RLLM trong thời gian từ 01/2022 đến 04/2022 tại bệnh viện Quận 11. 1.1.1. Tiêu chí chọn mẫu - Bệnh nhân ngoại trú, được chẩn đoán RLLM lần đầu trong thời gian từ tháng 01/2022 - 04/2022 tại bệnh viện Quận 11. 1.1.2. Tiêu chí loại trừ - Bệnh nhân không thực hiên xét nghiệm lipid máu (LDL-C, HDL-C, TG, TC) tại thời điểm khám lần đầu (T0). 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang - Thời gian nghiên cứu: 01/2022 – 04/2022 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quận 11 1.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: 244 bệnh nhân bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian từ tháng 01/2022– 04/2022 - Phương pháp: chọn mẫu thuận tiện 1.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Dữ liệu được thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS 20.0. 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1. Khảo sát đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 346 Bảng 16: Đặc điểm về tuổi và giới tính Nhóm tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 Nguyễn Thị Trúc Đào*, Nguyễn Ngọc Ý Nhi, Nguyễn Lưu Kim Yến Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Liên Kiều Sương, DS.CKII. Trương Minh Quang TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch. Hiện nay, mặc dù số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị RLLM ngoại trú tại bệnh viện Quận 11 khá đông nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để khảo tình hình điều trị RLLM ở đối tượng bệnh nhân này. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, tình hình sử dụng thuốc và tính hợp lý trong điều trị RLLM trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quận 11. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 244 bệnh nhân điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú lần đầu tại bệnh viện Quận 11 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2022 – 04/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 54,0 ± 14,1. Tỷ lệ nữ chiếm 59,8%. Có 41,4% bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu hỗn hợp. Đa số bệnh nhân dùng phác đồ đơn trị, trong đó phác đồ statin (76,0%) chiếm ưu thế hơn fibrat (22,5%). Có 56,1% bệnh nhân không tái khám. Đặc biệt, có 93,0% bệnh nhân không xét nghiệm lại lipid máu trong vòng 3 tháng sau T0 và 94,7% bệnh nhân được giám sát ADR trên gan chưa phù hợp. Kết luận: Tỷ lệ tái khám và giám sát hiệu quả điều trị hợp lý rất thấp gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu. Từ khóa: bệnh nhân ngoại trú, rối loạn lipid, sử dụng thuốc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý về tim mạch. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định về tầm quan trọng của việc quản lý RLLM để phòng ngừa nguyên phát và thứ phát bệnh tim mạch xơ vữa, đặc biệt là bệnh động mạch vành (Rader & Khetarpal, 2015). Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là mặc dù bệnh RLLM được ghi nhận khá phổ biến trong cộng đồng nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và điều trị đầy đủ trên lâm sàng. Vì thế, khả năng đạt mục tiêu điều trị còn khá thấp và cũng ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống y tế của các quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển. Trong năm 2020, trên toàn cầu có 4,51 triệu ca tử vong do nồng độ LDL-C ở mức cao, tăng 19% so với năm 2010. Chỉ riêng tại Mỹ, đã có 93,9 triệu người trưởng thành (38,1%) tăng nồng độ cholesterol toàn phần (Tsao và cs, 2022). Theo nghiên cứu CEPHEUS khảo sát tình hình điều trị RLLM ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, cho thấy gần 50% số bệnh nhân không đạt mục tiêu LDL-C theo khuyến cáo của chương trình giáo dục bệnh nhân rối loạn cholesterol của Hoa Kỳ (Park và cs, 2012). 345 Hiện nay, mặc dù số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú tại bệnh viện quận 11 khá đông nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của nhóm bệnh nhân này cũng như tình hình sử dụng thuốc và tính hợp lý trong điều trị rối loạn lipid máu ngoại trú. Xuất phát từ thực tế trên và mong muốn tìm ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng khám và điều trị ở bệnh viện, nghiên cứu “Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quận 11” được tiến hành với ba mục tiêu sau: Khảo sát đặc điểm ban đầu của những bệnh nhân điều trị RLLM ngoại trú tại bệnh viện Quận 11. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLM trên bệnh nhân nghiên cứu. Phân tích tính hợp lý trong điều trị RLLM trên bệnh nhân nghiên cứu. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân khám và điều trị RLLM trong thời gian từ 01/2022 đến 04/2022 tại bệnh viện Quận 11. 1.1.1. Tiêu chí chọn mẫu - Bệnh nhân ngoại trú, được chẩn đoán RLLM lần đầu trong thời gian từ tháng 01/2022 - 04/2022 tại bệnh viện Quận 11. 1.1.2. Tiêu chí loại trừ - Bệnh nhân không thực hiên xét nghiệm lipid máu (LDL-C, HDL-C, TG, TC) tại thời điểm khám lần đầu (T0). 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang - Thời gian nghiên cứu: 01/2022 – 04/2022 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quận 11 1.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: 244 bệnh nhân bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian từ tháng 01/2022– 04/2022 - Phương pháp: chọn mẫu thuận tiện 1.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Dữ liệu được thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS 20.0. 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 2.1. Khảo sát đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 346 Bảng 16: Đặc điểm về tuổi và giới tính Nhóm tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Rối loạn lipid máu Điều trị rối loạn lipid máu Bệnh nhân ngoại trú Phác đồ đơn trị Phác đồ statin Rối loạn cholesterolGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 820 0 0
-
6 trang 643 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 493 9 0 -
6 trang 464 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 462 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 408 10 0 -
7 trang 353 2 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 314 1 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 295 2 0 -
6 trang 236 4 0