Danh mục

Mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh" tìm hiểu về mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng tuyển dụng của sinh viên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 236 sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh MỐI QUAN HỆ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN KHẢ NĂNG ĐƯỢC TUYỂN DỤNG CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đức Toàn* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Trần Nguyên NhungTÓM TẮTMục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu về mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng tuyển dụng của sinhviên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 236 sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh (223phiếu hợp lệ). Quá trình kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá cho thấy thang đođảm bảo giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, đồng thời đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích bằng mô hìnhhồi quy. Kết quả cho thấy trí tuệ cảm xúc tác động dương đến đến khả năng được tuyển dụng của sinhviên. Từ đó, tác giả đề xuất 5 hàm ý quản trị.Từ khóa: Trí tuệ cảm xúc, khả năng được tuyển dụng, sinh viên.1. TỔNG QUANĐề tài nghiên cứu Mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh mang tính cấp thiết trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp và cải thiện khả năng đượctuyển dụng của sinh viên. Việc đưa ra các kết quả nghiên cứu chính xác và tin cậy sẽ góp phần giúp nhàtuyển dụng và doanh nghiệp đánh giá đúng năng lực và khả năng của sinh viên, ứng viên trong quá trìnhtuyển dụng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ giúp sinh viên có những thông tin chính xác, hữu ích đểphát triển bản thân và nâng cao khả năng có việc làm trong tương lai.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Khái niệm trí tuệ cảm xúc“Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hoá cảm xúc vào suy nghĩ để hiểu, suy luậnvề cảm xúc và điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và người khác” (Mayer và cộng sự, 1997). Trongkhi đó, Petrides và đồng nghiệp lại cho rằng trí tuệ cảm xúc chính là những đặc điểm tính cách - “mộtchùm những tri giác về bản thân trên nền tảng cảm xúc, nằm ở các cấp độ thấp hơn trong hệ thống thứbậc của nhân cách” (Petrides và Furnham, 2001), còn Bar – On lại cho rằng nó sự kết hợp những kỹnăng và phẩm chất tính cách mà con người có được thông qua quá trình học tập và giáo dục (ReuvenBar-On, 2000). Nhìn chung, các định nghĩa dù khác nhau nhưng về cơ bản, các tác giả đều xem trí tuệcảm xúc liên quan đến năng lực nhận biết cảm xúc của mình, của người khác và điều khiển, kiểm soátcảm xúc của bản thân.2.2 Khái niệm về khả năng được tuyển dụng 889Khả năng được tuyển dụng là một tập hợp các thuộc tính cá nhân (Mantz Yorke, 2006). Các định nghĩaban đầu về khả năng được tuyển dụng là kiếm được việc làm sau khi hoàn thành giáo dục đại học, đồngthời duy trì công việc đó (Efi Tsitskari và cộng sự, 2017). Tóm lại, khả năng được tuyển dụng cho phépmọi người tham gia vào lực lượng lao động và có mối liên hệ với các thuộc tính cá nhân.2.3 Mối quan hệ của trí tuệ cảm xúc và khả năng được tuyển dụngTrong nghiên cứu phẩm chất cá nhân, trí tuệ cảm xúc được coi là một trong những thuộc tính của khảnăng được tuyển dụng. Nghiên cứu đã khẳng định rằng trí tuệ cảm xúc có liên quan tích cực đến nănglực tự quyết định nghề nghiệp, mức độ nhiệt tình để khám phá nhiều lựa chọn nghề nghiệp và sẵn sàngcam kết với các lựa chọn nghề nghiệp (Keith Puffer, 2010). Trong nghiên cứu của Jameson và cộng sự(2016) “Trí tuệ cảm xúc và sinh viên mới tốt nghiệp – Quan điểm của nhà tuyển dụng”, kết quả nghiêncứu cho thấy trí tuệ cảm xúc có khả năng đại diện cơ hội cho phép sinh viên phát triển những kỹ năngcụ thể được các nhà tuyển dụng cần trong các lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đã chọn, do đó có thể tăngkhả năng được tuyển dụng (Ailish Jameson và cộng sự, 2016). Như vậy, mối tương quan giữa trí tuệcảm xúc và khả năng được tuyển dụng là rất quan trọng và có thể dự đoán tốt khả năng được tuyển dụng.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuấtPathak và cộng sự (2018) nghiên cứu về tác động của trí tuệ cảm xúc đến khả năng được tuyển dụng củacác chuyên gia công nghệ thông tin (Arjit Pathak và cộng sự, 2018). Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏivới cỡ mẫu 128. Kết quả cho thấy tự nhận thức (β = 0,150), tự điều chỉnh (β = 0,042), động lực (β=0,227), kỹ năng xã hội (β = 0,059) tác động tích cực đến khả năng được tuyển dụng. Bên cạnh đó, đồngcảm làm giảm khả năng được tuyển dụng của sinh viên (β = -0,108).Osunsan và cộng sự (2020) nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và khả năng tuyển dụng của sinh viên đại họctại Đại học Quốc tế Kampala, Uganda (Olutayo Osunsan và cộng sự, 2020). Đơn vị phân tích là 265 sinhviên tại Đại học Quốc tế Kampala. Kết quả cho thấy tự nhận thức (β = 0,142), tự điều chỉnh (β = 0,321),động lực (β = 0,204), đồng cảm (β = 0,108), kỹ năng xã hội (β = 0,010) tác động tích c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: