Danh mục

Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh An Giang

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.73 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh An Giang" hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại, đặc biệt là hoạt động du lịch thời đại công nghệ số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh An Giang MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI TỈNH AN GIANG Nguyễn Thái Bình*, Lâm Khánh Huyền, Võ Thị Thanh Luận, Nguyễn Thị Trà My, Trần Thị Vân Khoa Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Bùi Trọng Tiến BảoTÓM TẮTNghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, vai trò của sảnphẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du lịch hiện đại, đặc biệt là hoạt động du lịch thời đại công nghệsố. Qua đó chỉ ra thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy, thu hút khách du lịch nội địa lẫndu khách quốc tế sử dụng và tạo ra thương hiệu cũng như nâng cao được sức cạnh tranh, tầm ảnh hưởngcủa sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang với thị trường du lịch trong nước và quốc tế.Từ khóa: An Giang, giải pháp, kế hoạch phát triển, sản phẩm du lịch, Sản phẩm du lịch đặc thù.1. GIỚI THIỆUDu lịch - ngành công nghiệp không khói đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở mọiquốc gia và đang trở thành động lực chính của nền kinh tế toàn cầu. Du lịch Việt Nam nói chung cũngđang phát triển theo xu thế của thời đại. Với lợi thế về tự nhiên thuận lợi các loại hình như du lịch nghỉdưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái,…đã phát triển phù hợp với đặc điểm của từng địa hình, từngkhu vực. Bên cạnh sự đa dạng về loại hình du lịch, sản phẩm du lịch của mỗi vùng cũng không kém phầnphong phú. Song việc phát triển sản phẩm du lịch hiện nay còn nhiều bất cập, tương đồng, thiếu tính đặcthù, dịch vụ còn nghèo nàn, nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Chính vì những lý do trên, nhóm tácgiả chọn nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh An Giang” nhằmthu hút khách du lịch đến tham quan tại tỉnh An Giang và tạo ra nét đặc trưng du lịch của tỉnh.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thùDu lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên cónhiều khái niệm được đưa ra và chưa thống nhất. Điều 3, chương I, Luật Du lịch (2017) đưa ra khái niệm“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhucầu của khách du lịch”.“Sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật của các giá trị tự nhiên và nhânvăn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến, kết hợp với tập hợpcác dịch vụ và những điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu và đem lại cho du khách những ấn tượngvà cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến” (Trần Thị Yến Anh, 2013). Theo Phạm Trung Lương (2007), 1570“Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản vàđại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch; với những dịchvụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáovà sáng tạo”. “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và đạidiện cho tài nguyên du lịch của một điểm du lịch, một địa phương, một vùng, một quốc gia; thỏa mãnnhu cầu du khách và tạo ấn tượng sâu đậm, khó quên.” Nói tới sản phẩm du lịch đặc thù là nói tới sự độcđáo và khác biệt, “chẳng nơi nào có được”. Đây là sự phối kết tổng hòa giá trị tài nguyên du lịch và cácnguồn lực riêng có của điểm đến du lịch đó, là tượng trưng, đại diện và rõ nét, dễ cảm nhận. Đâu đó ởvùng miền khác có sản phẩm du lịch tương tự thì chỉ là những “ghép nối” hoặc “sao chép”, không đủ“hồn, cốt” của sản phẩm gốc (Tổng cục Du lịch, 2019).2.2 Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù- Sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phương.- Sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường khách đặc biệt hoặc đại trà. Tínhhấp dẫn của một sản phẩm du lịch cùng loại có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên trong mọitrường hợp, tính khác biệt của sản phẩm là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định lựachọn sản phẩm của khách du lịch cho dù giá sản phẩm có giá cao hơn. Tính khác biệt của sản phẩm dulịch có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về chất lượng (đối với những sản phẩm du lịch cùng loại), songthường được thể hiện trong những sản phẩm du lịch đặc thù.- Sản phẩm du lịch đặc thù là yếu tố chính trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của điểm đến,của địa phương.- Sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra và nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến, địa phương. Nó mặc dùkhông phải là yếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: