Nghiên cứu xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 484.59 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài "Nghiên cứu xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg" được tiến hành với mục tiêu xây dựng công thức cơ bản cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt ở quy mô phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của thành phẩm theo tiêu chuẩn DĐVN V và TCCS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC CỐM PHA HỖN DỊCH PARACETAMOL 200 mg - ACID ASCORBIC 200 mg Nguyễn Đỗ Phương Nguyên*, Vũ Lê Ngọc, Nguyễn Thị Lệ Duyên Lê Trần Bảo Châu, Phạm Nguyễn Hoàng Thiên Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Vũ Lê Ngọc TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt ở quy mô phòng thí nghiệm với các nguyên liệu, trang thiết bị sẵn có của Khoa Dược HUTECH. Công thức cốm pha hỗn dịch chứa các thành phần gồm: paracetamol 10%; acid ascorbic 10%; PVP K30 2,5%; Na CMC 0,5%; HPMC 15000 0,5%; natri benzoat 0,2%; Na2 EDTA 0,2 %; aspartam 1,5% và saccharose vđ 100%. Thành phẩm cốm pha hỗn dịch đạt một số chỉ tiêu chất lượng theo DĐVN V kết hợp TCCS: độ ẩm, độ trơn chảy, định lượng, độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch và độ đắng. Từ khoá: acid ascorbic, chất gây treo, cốm pha hỗn dịch, paracetamol, trẻ em 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Sốt” là một trong những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất ở trẻ em. Paracetamol là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau, thường được sử dụng nhiều trên đối tượng trẻ em (Meremikwu và cs, 2002). Acid ascorbic là hoạt chất có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu hụt vitamin C, tăng cường sức đề kháng (Carr & Maggini, 2017). Phối hợp đồng thời acid ascorbic và paracetamol làm tăng khả năng hạ sốt và giảm nguy cơ tác dụng phụ trên gan của paracetamol (Raghuram và cs, 1978). Trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa hai hoạt chất này với các dạng bào chế khác nhau. Trong đó, cốm pha hỗn dịch là một dạng thích hợp và thường sử dụng cho trẻ em (Vân, 2011). Vì những lý do trên, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xây dựng công thức cơ bản cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt ở quy mô phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của thành phẩm theo tiêu chuẩn DĐVN V và TCCS. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu: Paracetamol, acid ascorbic, PVP K30, Na CMC, HPMC 15000, gôm arabic, natri benzoat, Na2 EDTA, saccharose, saccharin và aspartam (Trung Quốc). Ethanol 96%, nước cất, thuốc đối chứng (Việt Nam). Thiết bị: Cân phân tích OHAUS, cân sấy ẩm A&D MX-50, máy ly tâm Hettich EBA 200, máy vortex, bể siêu âm, máy đo độ hoà tan Copley Scientific Dis 6000, máy quang phổ UV-Vis U-3900, tủ sấy Memmert UN30. 385 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bào chế: Cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg được bào chế theo phương pháp xát hạt ướt. Cân lượng dược chất và các tá dược trong công thức sau khi được nghiền đơn, trộn đều theo nguyên tắc đồng lượng. Thêm dung dịch tá dược dính, tạo khối ẩm. Xát hạt qua rây kích cỡ 1,5 mm. Sấy cốm ở nhiệt độ 55 °C đến khi đạt độ ẩm ≤ 5%. Sửa hạt qua rây kích cỡ 1 mm. Đóng gói, dán nhãn, khối lượng 2 g/gói. Khảo sát một số tính chất lý hoá của các mẫu đối chứng Độ ẩm: Xác định bằng cân sấy ẩm hồng ngoại với 0,5 g cốm cho từng mẫu đối chứng. Độ trơn chảy: Cân khoảng 5 g cốm cho vào ống đong 25 ml, ghi nhận thể tích biểu kiến, từ đó tính được tỷ trọng biểu kiến (d0). Để ống đong cách mặt bàn khoảng 3 cm rồi gõ liên tục xuống mặt bàn có lót khăn đến khi thể tích không đổi, ghi nhận thể tích gõ, từ đó tính được tỷ trọng gõ (dgõ). Tính toán tỷ số Hausner và đánh giá độ trơn chảy của cốm (chương 1174, USP 44). Công thức tỷ số Hausner: Tỷ số Hausner = Trong đó, dgõ: tỷ trọng gõ của cốm (g/mL), d0: tỷ trọng biểu kiến của cốm (g/ml). Độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch: Cho một gói cốm mẫu đối chứng pha với 10 mL nước tạo thành hỗn dịch (theo HDSD của thuốc). Lắc đều hỗn dịch, cho vào ống ly tâm 15 mL, sử dụng máy ly tâm Hettich EBA 200 và ly tâm ở tốc độ 500 vòng/phút, giả định mỗi chu kỳ ly tâm kéo dài 2 phút, đánh giá xem hỗn dịch tách lớp sau bao nhiêu chu kỳ ly tâm. Theo dõi và ghi nhận số chu kỳ ly tâm ở thời điểm hỗn dịch tách lớp (Hoà và cs, 2017). Thực hiện đánh giá mỗi tiêu chí 3 lần với các mẫu đối chứng và ghi lại kết quả trung bình. Khảo sát thành phần công thức cốm pha hỗn dịch Thành phần công thức bào chế cốm pha hỗn dịch được lựa chọn khảo sát như sau: - Dược chất: Paracetamol 10%, Acid ascorbic 10%. - Tá dược: PVP K30 2,5%, Na CMC a%, HPMC 15000 b%, gôm arabic c%, saccharin d%, aspartam e%, natri benzoat 0,2%, Na2 EDTA 0,2%, saccharose vđ 100%, ethanol 96% vđ và nước cất vđ. Chất gây treo: Đánh giá độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch bằng phương pháp ly tâm. Độ đắng: Nếm hỗn dịch. Đánh giá độ đắng của cốm thông qua 5 mức cảm nhận: không đắng (0), đắng rất ít (1), đắng ít (2), đắng vừa (3), rất đắng (4) khi so sánh với công thức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC CỐM PHA HỖN DỊCH PARACETAMOL 200 mg - ACID ASCORBIC 200 mg Nguyễn Đỗ Phương Nguyên*, Vũ Lê Ngọc, Nguyễn Thị Lệ Duyên Lê Trần Bảo Châu, Phạm Nguyễn Hoàng Thiên Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Vũ Lê Ngọc TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng công thức cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt ở quy mô phòng thí nghiệm với các nguyên liệu, trang thiết bị sẵn có của Khoa Dược HUTECH. Công thức cốm pha hỗn dịch chứa các thành phần gồm: paracetamol 10%; acid ascorbic 10%; PVP K30 2,5%; Na CMC 0,5%; HPMC 15000 0,5%; natri benzoat 0,2%; Na2 EDTA 0,2 %; aspartam 1,5% và saccharose vđ 100%. Thành phẩm cốm pha hỗn dịch đạt một số chỉ tiêu chất lượng theo DĐVN V kết hợp TCCS: độ ẩm, độ trơn chảy, định lượng, độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch và độ đắng. Từ khoá: acid ascorbic, chất gây treo, cốm pha hỗn dịch, paracetamol, trẻ em 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Sốt” là một trong những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất ở trẻ em. Paracetamol là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau, thường được sử dụng nhiều trên đối tượng trẻ em (Meremikwu và cs, 2002). Acid ascorbic là hoạt chất có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu hụt vitamin C, tăng cường sức đề kháng (Carr & Maggini, 2017). Phối hợp đồng thời acid ascorbic và paracetamol làm tăng khả năng hạ sốt và giảm nguy cơ tác dụng phụ trên gan của paracetamol (Raghuram và cs, 1978). Trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa hai hoạt chất này với các dạng bào chế khác nhau. Trong đó, cốm pha hỗn dịch là một dạng thích hợp và thường sử dụng cho trẻ em (Vân, 2011). Vì những lý do trên, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xây dựng công thức cơ bản cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt ở quy mô phòng thí nghiệm và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của thành phẩm theo tiêu chuẩn DĐVN V và TCCS. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu: Paracetamol, acid ascorbic, PVP K30, Na CMC, HPMC 15000, gôm arabic, natri benzoat, Na2 EDTA, saccharose, saccharin và aspartam (Trung Quốc). Ethanol 96%, nước cất, thuốc đối chứng (Việt Nam). Thiết bị: Cân phân tích OHAUS, cân sấy ẩm A&D MX-50, máy ly tâm Hettich EBA 200, máy vortex, bể siêu âm, máy đo độ hoà tan Copley Scientific Dis 6000, máy quang phổ UV-Vis U-3900, tủ sấy Memmert UN30. 385 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bào chế: Cốm pha hỗn dịch Paracetamol 200 mg - Acid ascorbic 200 mg được bào chế theo phương pháp xát hạt ướt. Cân lượng dược chất và các tá dược trong công thức sau khi được nghiền đơn, trộn đều theo nguyên tắc đồng lượng. Thêm dung dịch tá dược dính, tạo khối ẩm. Xát hạt qua rây kích cỡ 1,5 mm. Sấy cốm ở nhiệt độ 55 °C đến khi đạt độ ẩm ≤ 5%. Sửa hạt qua rây kích cỡ 1 mm. Đóng gói, dán nhãn, khối lượng 2 g/gói. Khảo sát một số tính chất lý hoá của các mẫu đối chứng Độ ẩm: Xác định bằng cân sấy ẩm hồng ngoại với 0,5 g cốm cho từng mẫu đối chứng. Độ trơn chảy: Cân khoảng 5 g cốm cho vào ống đong 25 ml, ghi nhận thể tích biểu kiến, từ đó tính được tỷ trọng biểu kiến (d0). Để ống đong cách mặt bàn khoảng 3 cm rồi gõ liên tục xuống mặt bàn có lót khăn đến khi thể tích không đổi, ghi nhận thể tích gõ, từ đó tính được tỷ trọng gõ (dgõ). Tính toán tỷ số Hausner và đánh giá độ trơn chảy của cốm (chương 1174, USP 44). Công thức tỷ số Hausner: Tỷ số Hausner = Trong đó, dgõ: tỷ trọng gõ của cốm (g/mL), d0: tỷ trọng biểu kiến của cốm (g/ml). Độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch: Cho một gói cốm mẫu đối chứng pha với 10 mL nước tạo thành hỗn dịch (theo HDSD của thuốc). Lắc đều hỗn dịch, cho vào ống ly tâm 15 mL, sử dụng máy ly tâm Hettich EBA 200 và ly tâm ở tốc độ 500 vòng/phút, giả định mỗi chu kỳ ly tâm kéo dài 2 phút, đánh giá xem hỗn dịch tách lớp sau bao nhiêu chu kỳ ly tâm. Theo dõi và ghi nhận số chu kỳ ly tâm ở thời điểm hỗn dịch tách lớp (Hoà và cs, 2017). Thực hiện đánh giá mỗi tiêu chí 3 lần với các mẫu đối chứng và ghi lại kết quả trung bình. Khảo sát thành phần công thức cốm pha hỗn dịch Thành phần công thức bào chế cốm pha hỗn dịch được lựa chọn khảo sát như sau: - Dược chất: Paracetamol 10%, Acid ascorbic 10%. - Tá dược: PVP K30 2,5%, Na CMC a%, HPMC 15000 b%, gôm arabic c%, saccharin d%, aspartam e%, natri benzoat 0,2%, Na2 EDTA 0,2%, saccharose vđ 100%, ethanol 96% vđ và nước cất vđ. Chất gây treo: Đánh giá độ bền vững sơ bộ của hỗn dịch bằng phương pháp ly tâm. Độ đắng: Nếm hỗn dịch. Đánh giá độ đắng của cốm thông qua 5 mức cảm nhận: không đắng (0), đắng rất ít (1), đắng ít (2), đắng vừa (3), rất đắng (4) khi so sánh với công thức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Công thức cốm pha hỗn dịch Hỗn dịch Paracetamol - Acid ascorbic Chất gây treo Acid ascorbic Nguyên tắc đồng lượngTài liệu liên quan:
-
6 trang 836 0 0
-
6 trang 649 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 514 9 0 -
6 trang 476 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 469 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 420 10 0 -
7 trang 359 2 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 330 2 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 320 1 0 -
6 trang 243 4 0