Danh mục

Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam" tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, công trình nghiên cứu, các thông tin, báo cáo dữ liệu có liên quan đến dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Tranh Em*, Lê Chu Bắc Giang, Lê Thành Khang, Hoàng Thị Nhất Tảo Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Thu HươngTÓM TẮTTrên thế giới việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phát triển nhanh chóng, giúp vận chuyểnhàng hóa tiết kiệm được nhiều thời gian. Trong làn sóng phát triển như hiện nay, Việt Nam được đánhgiá là một thị trường logistics hàng không có tiềm năng, trong nhiều năm qua Việt Nam đã đưa ra cácquyết định nhanh chóng góp phần thúc đẩy sự vận chuyển hàng hóa hàng không, nhờ vậy mà sản lượngvận chuyển và luân chuyển tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên việc vận chuyển hàng hóa còn hạn chế,chưa khai thác hết tiềm năng vận chuyển của các sân bay. Như vậy, để vận chuyển hàng hóa bằng đườnghàng không đạt hiệu quả thì cần có những kế hoạch gắn liền với thực tiễn trong nước và trên thế giới.Từ đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, công trình nghiên cứu, cácthông tin, báo cáo dữ liệu có liên quan đến dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại ViệtNam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, nhóm tác giả tổng hợp đưa ra một số giải phápcủa Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vận chuyển hàng hóabằng đường hàng không. Theo Kế hoạch hành động với mục đích phát triển Logistics Việt Nam đếnnăm 2025 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng đưa ra giải phápnhằm phát triển vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam.Từ khóa: Vận tải hàng không, thị trường Logistics, vận chuyển hàng hóa1. TỔNG QUANTheo Luật Minh Khuê (2021), Việt Nam là một thị trường Logistics hàng không năng động và phát triểnnhanh trên thế giới. Đặc biệt, với việc các nhà đầu tư tham gia sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ caotại Việt Nam, lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không đã gia tăng rất nhanh trong thời gianqua. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về khối lượng vận chuyển, nhưng trị giá hàng hóa vận chuyển quađường hàng không lại khá lớn. Hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang có hoạt động khai tháchàng không dân dụng, trong đó có 7 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài,Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng không nội địa.Theo Phạm Kim Anh (2016), nghiên cứu về “Quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng không” chobiết vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những môn học kinh tế mũi nhọn đại diệncho phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tuy chỉ chiếmkhoảng 1% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế nhưng lại chiếm 20% đến 30% tổng kimngạch buôn bán quốc tế. Điều này chứng tỏ vai trò lớn của vận tải hàng hóa bằng đường hàng khôngtrong hoạt động chuyên chở hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, trong tình 825hình cạnh tranh trên thị trường hàng không thế giới ngày một gay gắt, cơ sở vật chất cũng như côngnghệ, kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặc dù có nhiều nỗ lực cải tiến song vẫn còn chậm hơn so vớicác nước trong khu vực và chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của ngành nên hiệu quảkinh tế xã hội chưa cao và sức cạnh tranh còn hạn chế chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.Theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA) cho biết “Logistics hàng không “chớp” cơ hội trong đạidịch”. Trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, logistics hàng không đã không ngừng tăng trưởng qua từngnăm. Đến năm 2019, tổng doanh thu vận tải đã đạt trên 116 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đếnnay, do tác động của COVID-19, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sụt giảm mạnh.Do vậy, các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp tình thế như dỡ ghế chở khách để tăng thêm không gianchở hàng vẫn cần tiếp tục được tận dụng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets,trong 5 năm tới dự kiến khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu phục hồi hậu COVID-19, cùng với đó cơ hội xuất khẩu hàng hoá của nước ta cũng sẽ mở rộng nhờ các hiệp định thương mạitự do sẽ tạo thêm nhiều tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực Logistics hàng không của Việt Nam (TheoVTV Digital, 03/2021).Bên cạnh các bài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu, bài báo, thì Chính Phủ còn ban hành cácquyết định, nghị quyết sau:Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 23/02/2018 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vậntải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Việt Namsẽ khai thác tổng cộng 28 sân bay g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: