Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Để học sinh thêm yêu thích môn văn xây dựng nền tảng văn học vững chắc

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của minh, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người. Mời các bạn tham khảo và tự rút ra cho mình một số giải pháp sau để tạo cho các em niềm yêu thích say mê môn văn và việc học văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Để học sinh thêm yêu thích môn văn xây dựng nền tảng văn học vững chắc ĐỂ HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN VĂNA-LỜI NÓI ĐẦU:I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1-Cơ sở lý luận: Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từphong phú sinh động của minh, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sốngcũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi lên một thế giới kì ảo , huyềndiệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.Từ đó nó tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triểnnhân cách cho con người. chinh vì lẽ đó nên môn văn là môn học ít có vẻ khô khan so vớimột số môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa trong chương trình phổ thông. Tuổi trẻ là lứatuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trước cái đẹp nên nếu được thầy cô dẫn dắt, hướng dẫn thìsự yêu thích cái CHÂN-THIỆN-MỸ(Những gía trị mà văn học đang hàm chứa) nhất định sẽtăng lên, giúp các em học tốt hơn.2-Cơ sở thực tiễn: Có một thực tế là nhiều học sinh(thậm chí cả phụ huynh) còn ít mặn mà với môn văn.Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thường theo một kiểu của các bài vănmẫu mà các sách tham khảo bày bán tràn lan(có phụ lục kèm theo). Chính vì lẽ đó nên việc hình thành, trau dồi và duy trì niềm yêu thích môn văn là rấtcần thiết. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn văn nói trên, tác giả bàiviết này mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: “ ĐỂ 1GIÚP HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN VĂN”, qua đây muốn được trao đổi với cácbạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.II-LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí hay báo như: Văn học và Tuổi trẻ, Giáo dục vàThời đại…nói về tình trạng dạy - học môn văn cũng như tâm lí các em trong việc học văn.Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin nói về bản thân và các lớp12A1,12D1,12D3 của trường Cấp 2-3 Nguyễn Trãi mà mình trực tiếp giảng dạy.(năm học2007-2008, 2008-2009)B-NỘI DUNG:I-Thực trạng đề tài- Đối tượng nghiên cứu:1- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 3 lớp 12A1, 12D1, 12D3 năm học 2008-2009.2-Thực trạng đề tài: Trường Cấp 2-3 Nguyễn Trãi nói chung, 3 lớp 12A1, 12D1, 12D3 nói riêng có tỷ lệhọc sinh người Êđê khá cao(hơn 50%), đa số các em có hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, đihọc sáng, chiều phải phụ giúp cha mẹ làm rẫy…Thêm vào nữa là vốn tiếng Việt của các emcòn hạn chế nên ít nhiều có ảnh hưởng đến việc học. Các em thường ngại học văn và chưamạnh dạn trong các hoạt động nhóm. Kết quả sơ bộ thăm dò đánh giá suy nghĩ về môn văn của các em như sau(số học sinhtham gia:22 em) Câu 1:Thái độ của anh(Chị)với việc học văn: 2STT Các mức dộ 12A1 12D1 12D3a Rất thích 0 0 1b Thích 2 3 2c Bình thường 4 5 3d Không thich 2 0 0Câu 2: Môn Văn là môn học: 12A1 12D1 12D3a Rất tuyệt 0 0 0b Thú vị 2 4 6c Bình thường 2 4 3d Chán ngán 1 0 0e Không thích 0 0 0Như vậy bước đầu ta thấy chưa có nhiều học sinh yêu thích môn văn(10/22), đặc biệt các emlớp 12A1 do xu hướng chọn nghề khối tự nhiên khá rõ nên còn chưa mấy mặn mà với mônhọc này.II-Các giải pháp: Từ thực tế trên, tôi đã tự rút ra cho mình một số giải pháp sau để tạo cho các em niềmyêu thích say mê môn văn và việc học văn.1-Trước hết phải tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn văn: 3 Muốn để học sinh yêu thích môn văn, thích học văn thì giáo viên văn cũng phải thậtsự yêu thích, say mê môn học này. Sẽ là chuyện hoang tưởng nếu thầy cô đến với văn họcbằng một trái tim hững hờ, một sự “giảng cho hết bài” mà lại mong có học trò yêu thích họcvăn. Tất nhiên yêu thích nó , say mê nó nhưng để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học tròcòn phải có thêm một số yếu tố khác nữa như khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phươngpháp dạy học và tổ chức học sinh học tập…nhưng yêu thích, say mê thậm chí si mê văn học,say mê dạy văn cũng như cái đẹp trong văn chương là yếu tố đầu tiên để thầy và môn vănchinh phục được lòng người đọc nói chung, học sinh nói riêng. 2-Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức: Do đặc điểm riêng của đối tượng học sinh nên khi soạn bài thầy nên soạn bài, chọnphương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng. Khi giảng bài cố gắng đơn giảnhóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách chọn các từ ngữ giản dị, thậm chínôm na để các em có thể hiểu được những kiến thức cơ bản nhất. Ví dụ: khi giảng bài có từHán Việt nên cố gắng đổi sang từ thuần Việt tương ứng, có thể dùng cụm từ “em có suy nghĩgì, cảm xúc gì” thay cho “ em có cảm nhận gì…”, thầy cũng không nên dùng từ địa phươngvì có thể gây khó hiểu cho học sinh. Nói chậm để các em theo dõi và làm theo hướng dẫncủa thầy, nhất là khi giáo viên nói theo phương ngữ của một số địa phương như NghiLộc(Nghệ An) Quảng Ngãi…Bên cạnh mục đích giúp học sinh nghe dễ hiểu thì còn giáo dụchọc sinh có ý thức bảo tồn gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt 3- Phân loại đối tượng học sinh: Trong từng tiết học, giáo viên đưa ra từng yêu cầu phù hợp với đơn vị kiến thức tươngứng cho học sinh thảo luận và rút ra kiến thức ...

Tài liệu được xem nhiều: