Danh mục

So sánh bánh Daifuku mochi và một số loại bánh truyền thống Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.80 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "So sánh bánh Daifuku mochi và một số loại bánh truyền thống Việt Nam" nhằm tìm hiểu về ý nghĩa của cái tên “Daifuku”, lịch sử ra đời, các nét đặc trưng, cách làm ra một chiếc bánh “Daifuku Mochi” cũng như có sự so sánh với các loại bánh Việt Nam tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh bánh Daifuku mochi và một số loại bánh truyền thống Việt Nam SO SÁNH BÁNH DAIFUKU MOCHI VÀ MỘT SỐ LOẠI BÁNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Lê Thị Quế Trân* Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Nguyễn Minh ThanhTÓM TẮTBánh Daifuku một loại bánh thơm ngon và mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản với ý nghĩa manglại hạnh phúc to lớn cho mọi người. Bánh Daifuku là loại bánh ngọt wagashi của Nhật Bản gồm có viênbánh dày mochi tròn nhỏ với nhân ngọt, có độ mềm mịn rất dễ ăn. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải đảmbảo mềm dẻo, mịn và có độ dai nhất định. Daifuku được thực hiện thông qua nghi lễ giã bánh tên làMochitsuki, nhưng ta cũng có thể làm đơn giản bằng cách nấu trong lò vi sóng. Daifuku rất phổ biến ởNhật Bản và ngày càng được mọi người trên thế giới biết tới và yêu thích. Bài viết tìm hiểu về ý nghĩacủa cái tên “Daifuku”, lịch sử ra đời, các nét đặc trưng, cách làm ra một chiếc bánh “Daifuku Mochi”cũng như có sự so sánh với các loại bánh Việt Nam tương tự.Từ khóa: Bánh daifuku, cách làm, hạnh phúc, lịch sử, ý nghĩa.1. KHÁI NIỆM “DAIFUKU”1.1 Tiền thânLúc đầu bánh có tên là Harabuto Mochi (Phúc – Thái – Bảo). Khi tra cứu từ điển ta sẽ thấy từ hara (phúc) mangnghĩa bụng, bọc (nhân); từ buto (thái) mang nghĩa quá và từ mochi (bính) mang nghĩa bánh. Khi ghép các từ lạivới nhau ta được tên Harabuto Mochi mang nghĩa bánh gạo bụng to vì nó có chứa nhân.1.2 Hiện tạiSau này được đổi tên thành Daifuku Mochi vì âm Phúc (bụng) giống với âm Phúc (hạnh phúc). TheoĐặng Ngọc Linh viết trong “Bánh mochi kiểu Nhật”, Daifuku Mochi mang nghĩa đại phúc, một hạnhphúc lớn ngập tràn, mong muốn đem đến hạnh phúc lớn lao cho mọi người.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI “DAIFUKU”Theo Nguyễn Thu Trang viết trong “Bánh mochi và ý nghĩa của chúng tại Nhật Bản”, Mochi có nguồngốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản từ khoảng năm 300 Trước công nguyên. Ban đầumochi được làm từ gạo trộn đậu đỏ và đây là món ăn chỉ dành cho giới Quý tộc, Thiên hoàng vì nó làbiểu tượng chi điềm lành, là bùa phù hộ cho hạnh phúc hôn nhân.3. ĐẶC TRƯNG CỦA “DAIFUKU”3.1 Thành phầnBao gồm các thành phần chính là gạo (nếp), đậu azuki và đường.3.2 Cách làm3.2.1 Cách truyền thốngCác thợ làm bánh sẽ tiến hành giã và trộn loại nếp có tên mochigome bằng chày trong vòng hai phút, vớitốc độ trung bình là ba phát chày/1s. Những thợ làm bánh này thường được gọi là nghệ nhân với kinhnghiệm lâu năm. Nếu không đủ kinh nghiệm và tính toán chuẩn xác, người thợ rất dễ gặp tai nạn nghiêm 2406trọng khi làm việc. Quá trình giã bánh là sự phối hợp ăn ý giữa những người thợ. Một người giã nếp, cònngười kia dùng tay không để trộn. Hình 1. Hình ảnh tục giã bánh “daifuku” (Nguồn: Shutterstock)3.2.2 Cách thông dụngĐầu tiên là công đoạn chuẩn bị vỏ bánh mochi. Chuẩn bị 1 âu sạch, cho vào âu đường, rây các loại bộtvào (bột nếp, bột gạo) để bột nhuyễn, khi trộn sẽ không bị vón cục. Chuẩn bị 100ml nước, cho vào âu,sau đó cho tiếp 10gr dầu ăn, dùng phới lồng trộn đều các nguyên liệu, đến khi thấy bột được hoà quyện.Để bột làm vỏ bánh mochi thêm mềm mịn, lọc hỗn hợp bột qua rây để bỏ những bột bị đóng cục. Chohỗn hợp bột vào nồi rồi bắc lên bếp ở lửa vừa. Dùng phới lồng trộn đều để bột không bị khét và bị vóncục nhé. Trường hợp thấy bột bị vón thành cục thì tắt lửa, quấy cho tan bột rồi mới nấu tiếp. Liên tụckhuấy đều tay đến khi bột chín. Hỗn hợp bột chín khi nhìn dẻo, bột tan đều, có màu trắng, và tạo thànhkhối. Múc bột ra để cho nguội. Và dùng dao sắc cắt bột, chia thành nhiều phần tương ứng với 1 vỏ bánh,mỗi phần nặng khoảng 27-29g.Tiếp theo là công đoạn làm nhân bánh mochi. Cách làm nhân đậu đỏ: Đậu đỏ đem ngâm trong nước chomềm, nhưng chỉ trong vòng khoảng 1-2 tiếng rồi đem rửa sạch lại với nước. Sau đó cho đậu đỏ vào nồicùng phần nước cốt dừa và chút nước lọc sao cho xâm xấp mặt đậu và nấu chín trên lửa nhỏ. Trong quátrình nấu nhớ đảo đều đậu để không bị dính nồi. Khi đậu chín sẽ thấy đậu mềm. Để nguội rồi xay nhuyễnbằng máy xay sinh tố cùng với vani, đường và muối để mùi vị thêm đậm đà. Hỗn hợp đậu cuối cùng làhỗn hợp quánh mịn. Nặn thành từng viên tròn vừa vừa vặn để làm nhân bánh.Cuối cùng là công đoạn nặn bánh mochi. Đầu tiên, trộn 1,5 thìa bột nếp rang chín cùng 1,5 thìa đườngtrắng mục đích để làm bột áo. Khi bột làm vỏ bánh còn ấm, cán dẹt viên bột ra vừa phải, sao cho đủ đểđặt nhân bột vào chính giữa rồi gói mép bột lại, vê viên bánh thật tròn hoặc chỉnh sửa lại cho viên bánh.Sau đó, lăn viên bánh qua lớp bột áo và phủi bớt bột. Tiếp tục làm cho đến khi hết vỏ bánh và nhânbánh.Làm xong đặt vào hộp kín và để ngăn mát tủ lạnh để bánh nhanh cứng lại là có thể ăn được. Lưu ýkhông để bánh quá lâu trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: