Danh mục

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 2

Số trang: 424      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.87 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (424 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" trình bày các nội dung: Vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, vùng đất nam bộ từ năm 1859 đến năm 1945, vùng đất Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 2 337 Chương III VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI I- NAM BỘ THẾ KỶ VII-XVI QUA CÁC NGUỒN SỬ LIỆU 1. Các nguồn thư tịch cổ Khảo cứu các nguồn tư liệu thành văn trong nước và quốc tế, chúngta thấy trong quá trình chinh phục Phù Nam, từ vùng thượng lưu vàtrung lưu Mêkông, Chân Lạp đã mở rộng ảnh hưởng xuống vùng hạlưu châu thổ của hệ thống Mêkông và tràn đến nhiều vùng đất phíanam bán đảo Đông Nam Á. Nhưng, dường như không thể quản chếmột vùng đất rộng lớn và phải đối chọi với nhiều vấn đề kinh tế, xã hộinên Chân Lạp đã sớm bị chia tách thành “Lục Chân Lạp” và “Thủy ChânLạp”. Cai quản vùng đất thấp, với một phức hệ nước bao gồm biển, sông,đầm hồ và cả những vùng ruộng trũng mênh mông, nên trong một thờigian dài, ảnh hưởng của Thủy Chân Lạp ở nhiều “vùng đất mới” cũngchỉ rất hạn chế. Về danh nghĩa, một số vùng thuộc hạ lưu Mêkông chịuảnh hưởng của Thủy Chân Lạp, nhưng việc cai quản các vùng đất nàyđối với Thủy Chân Lạp gặp rất nhiều khó khăn trên thực tế bởi môicảnh mới, điều kiện canh tác mới, con người mới và truyền thống vănhóa có nhiều khác lạ. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân sốcòn thưa vắng, Chân Lạp khi đó khó có khả năng tổ chức việc khai thác,làm chủ một không gian sinh tồn với quy mô lớn. Hơn thế, không giannày còn đang bị nước biển xâm thực. Do tác động của quá trình biển338 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN tiến, nhiều vùng vốn là địa bàn cư trú, canh tác truyền thống của người Phù Nam trở nên bị ngập nước và dần trở thành đầm lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai vùng hạ châu thổ Mêkông đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực. Do vậy, nhiều khả năng việc quản lý xứ Thủy Chân Lạp vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi quý tộc, quan lại thuộc vương quốc Phù Nam trước đây1. Khảo sát các bộ chính sử có thể nhận thấy giả thuyết khoa học nêu trên là có sức thuyết phục. Các bộ thư tịch cổ Việt Nam và sử liệu Trung Quốc có nhiều thông tin giá trị về diện mạo, đời sống xã hội cùng một số thông tin khái quát về các đường địa biên, thủy biên của vùng châu thổ Cửu Long thế kỷ VII-XVI. Qua đó, có thể cho rằng, dường như không có một chính quyền hay thể chế chính trị nào có thể nắm giữ quyền lực lâu dài, thực tế ở đây. Quan điểm này được thể hiện khá rõ trong các nguồn thư tịch cổ. Chân Lạp là quốc gia được biết đến sớm từ tên gọi, nguồn gốc và sự chia tách vương quốc thành hai khu vực trong thế kỷ VIII đã được nhiều nguồn tư liệu xác nhận. Theo đó, vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay có thể chịu ảnh hưởng một phần của khu vực được gọi là “Thủy Chân Lạp”. Tuy nhiên, trong quan hệ bang giao khu vực thời bấy giờ, Chân Lạp luôn là vùng tranh chấp của một số quốc gia khu vực như Lâm Ấp (Chiêm Thành), Ai Lao và Đại Việt. Trong An Nam chí lược, tác giả Lê Tắc đã không ít lần nhắc đến Đại Việt. Ông cho rằng, Đại Việt luôn giữ vị trí trọng yếu về chiến lược và chính quyền phương Bắc coi đó là địa bàn để mưu toan các nước cờ chính trị, quân sự đối với các quốc gia phương Nam trong đó có Chân Lạp2. Như vậy, vương quốc Chân Lạp nói chung và vùng đất Thủy Chân Lạp nói riêng đã từng xuất hiện trong các nguồn sử liệu Việt Nam, Trung Quốc... Những ghi chép tuy không nhiều so với yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, nhưng những gì có được đều có giá trị đặc biệt đối với các 1. Vũ Minh Giang (Chủ biên): Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.23. 2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông - Tây, Hà Nội, 2002. CHƯƠNG III: VÙNG ĐẤT NAM BỘ TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI 339nhà sử học. Cùng với việc cho thấy phần nào nguồn gốc, tên gọi và sựchia tách giữa Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp, các nguồn tư liệu cổcũng cho thấy vị thế và những mối liên hệ đầu tiên của cả Lục Chân Lạpvà Thủy Chân Lạp với các vương quốc cổ trên lãnh thổ Việt Nam vàvùng bán đảo Đông Nam Á trong các thế kỷ VII-X. Trong các nguồn sử liệu đó, những ghi chép của Tùy thư được coilà nguồn sử liệu sớm và mang tính đồng đại. Bộ chính sử này ghi chéprất cụ thể về nguồn gốc, đời sống chính trị, điều kiện tự nhiên cũng nhưcác sinh hoạt văn hóa, xã hội của Chân Lạp. Bộ Văn hiến thông khảo củaMã Đoan Lâm cũng có nhiều thông tin về Chân Lạp. Cùng với nhữngghi chép tương tự như Tùy thư về điều kiện tự nhiên, hoạt động triềuchính, đời sống xã hội, phong tục tập quán, Văn hiến thông khảo còn cóthêm những trang viết về tôn giáo và sự chia tách của Chân Lạp. Quanhững ghi chép của các nguồn tư liệu Trung Hoa, các nhà nghiên cứucó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: