Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng bàn tay người

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 706.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng bàn tay người Tìm hiểu tổng quan về bài toán nhận hình ảnh cử chỉ bàn tay người và các ứng dụng trong thực tế; kỹ thuật tiền xử lý ảnh bao gồm phân đoạn ảnh và kỹ thuật lọc hình thái để phục vụ cho trích chọn đặc trưng; kỹ thuật trích chọn đặc trưng để phục vụ cho bài toán nhận dạng hình ảnh cử chỉ bàn tay người; mô tả bộ dữ liệu huấn luyện và trình bày các kết quả thực nghiệm trong việc nhận dạng và phân loại hình ảnh cử chỉ của tay người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng bàn tay người HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LÊ VIỆT DŨNGNGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHẬN DẠNG BÀN TAY NGƯỜI Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013Luận văn được hoàn thành tại:HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGNgười hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Ngô Quốc TạoPhản biện 1:………………………………………………………………Phản biện 2:………………………………………………………………Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận vănthạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngVào lúc:....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễnthông 1 MỞ ĐẦU Ngày nay dưới sự phát triển rộng rãi của các ứng dụngcông nghệ thông tin vào trong cuộc sống, việc tương tác giữacon người và thiết bị ngày càng trở nên quan trọng. Trước đây,bàn phím và chuột là các giao diện chính để giao tiếp giữangười và máy tính. Trong các lĩnh vực khác cần tới các thôngtin 3D, chẳng hạn như trò chơi máy tính, robot và lĩnh vực thiếtkế… các thiết bị cơ khí khác như bóng lăn, cần điều khiển haycác găng tay dữ liệu đã được sử dụng. Tuy nhiên, con ngườigiao tiếp chủ yếu bởi “nghe” và “nhìn”, do đó một giao diệnngười – máy sẽ trực quan hơn nếu con người có thể điều khiểnmáy tính bằng giọng nói hay cử chỉ giống như khi tương tácgiữa người với người trong thế giới thực mà không cần thôngqua các thiết bị điều khiển khác như chuột hay bàn phím. Mộtưu điểm khác là người dùng có thể giao tiếp từ xa mà khôngcần phải có tiếp xúc vật lý với máy tính. So với các hệ thốngđiều khiển bằng lệnh âm thanh, một hệ thống thị giác sẽ thíchhợp hơn trong môi trường ồn ào hoặc trong trường hợp âmthanh bị nhiễu. Nhận dạng các cử động của tay người là cách tự nhiênkhi tương tác người – máy và ngày nay nhiều nhà nghiên cứutrong các học viện và ngành công ghiệp đang quan tâm đến 2hướng này. Nó cho phép con người tương tác với máy rất dễdàng và thuận tiện mà không cần phải mang thêm bất kỳ thiếtbị ngoại vi nào. Với mục đích nghiên cứu kỹ thuật nhận dạngcử chỉ bàn tay người, luận văn sẽ tập trung trình bày một số nộidung chính như sau. Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về bài toán nhậndạng hình ảnh cử chỉ bàn tay người và các ứng dụngtrong thực tế. Chương 2: Trình bày về một số kỹ thuật tiền xử lýảnh bao gồm phân đoạn ảnh và kỹ thuật lọc hình thái đểphục vụ cho trích chọn đặc trưng. Kỹ thuật phân đoạn sẽchuyển đổi ảnh về ảnh nhị phân chỉ chứa bàn tay hoặcnền. Kỹ thuật lọc được sử dụng để loại bỏ nhiễu từ ảnhđể có thể thu được đường bao mịn màng. Chương 3: Trình bày về một số kỹ thuật trích chọnđặc trưng để phục vụ cho bài toán nhận dạng hình ảnh cửchỉ bàn tay người. Các phương pháp tìm biên sẽ được sửdụng để phát hiện đường biên, sau đó đặc trưng bàn taysẽ được trích chọn phục vụ cho bộ phân lớp. Chương 4: Mô tả bộ dữ liệu huấn luyện và trìnhbày các kết quả thực nghiệm trong việc nhận dạng vàphân loại hình ảnh cử chỉ của tay người. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬN DẠNG HÌNH ẢNH CỬ CHỈ BÀN TAY1.1. Hệ thống tương tác người máy Những thiết bị input và output đặc biệt đã được thiết kếtrong những năm qua với mục đích làm cho giao tiếp giữa máytính và con người được thực hiện một cách dễ dàng. Hai thiếtbị phổ biến nhất là bàn phím và chuột. Ý tưởng để làm cho máy tính hiểu ngôn ngữ con ngườivà phát triển giao diện người - máy thân thiện đang nhận đượcsự quan tâm của cộng đồng các nhà nghiên cứu. Làm cho mộtmáy tính hiểu được lời nói, nét mặt, cử chỉ của con nghười làmột trong số những quan tâm đó. Trong tương tác người –máy, các hình trạng khác nhau của bàn tay có thể giả định đểthao tác với các đối tượng hoặc truyền tải rất nhiều thông tin.Do đó, bàn tay của con người có thể sử dụng làm “thiết bị đầuvào” rất có giá trị. Trong thế giới thực, chúng ta có thể cầm, thả, dichuyển… các đối tượng bằng các cử chỉ của bàn tay. Tương tựnhư vậy, khi tương tác với các thiết bị như máy tính, tivi, ôtô… chỉ với vài cử chỉ của bàn tay là ta có thể điều khiển được 4hoạt động của nó. Ví dụ như ta chỉ cần phẩy tay là có thểchuyển kênh tivi, hay bật / tắt radio trên ô tô v.v… thay vì phảitự tay nhấn nút trên bộ điều khiển. Để làm được điều này, bộđiều khiển của các thiết bị phải được gắn một thiết bị cảm nhận(camera/webcam), thiết bị cảm nhận này sẽ thu nhận hình ảnhcủa bàn tay, nhận dạng cử chỉ để phát lệnh điều khiển tươngứng. Ngoài ra, nhận dạng cử chỉ còn có rất nhiều ứng dụngkhác: cử chỉ bàn tay được sử dụng để giả lập các thao tác tươngtác với đối tượng trong thế giới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: