Danh mục

Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 568.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa" nhằm đưa ra những thông tin khái quát về sự hình thành và phát triển của Đại tạng kinh Phật giáo chữ Hán tại Trung Quốc qua các triều đại; bài báo cũng chỉ ra Phật giáo trong quá trình phiên dịch Đại tạng Kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đã thông qua ba phương thức chính để dung hòa giữa hai ngôn ngữ, khiến cho Kinh điển Phật giáo có thể dễ dàng truyền bá và phổ biến giáo lí tại Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa TỔNG QUAN VỀ ĐẠI TẠNG KINH HÁN TRUYỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG NỀN VĂN MINH TRUNG HOA Nguyễn Quốc Chung* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Sú Xuân ThanhTÓM TẮTNội dung trọng yếu của bài báo nhằm đưa ra những thông tin khái quát về sự hình thành và phát triểncủa Đại tạng kinh Phật giáo chữ Hán tại Trung Quốc qua các triều đại; bài báo cũng chỉ ra Phật giáotrong quá trình phiên dịch Đại tạng Kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đã thông qua ba phương thứcchính để dung hòa giữa hai ngôn ngữ, khiến cho Kinh điển Phật giáo có thể dễ dàng truyền bá và phổbiến giáo lí tại Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra được mức ảnh hưởng và những đóng góp nhất định của Đạitạng kinh chữ hán trong hệ thống ngôn ngữ Hán cũng như trong kho tàng thư tịch mấy nghìn năm củaTrung Hoa.Từ khóa: đại tạng kinh hán truyền, phật giáo, văn minh Trung Hoa1. ĐẶT VẤN ĐỀTrung Hoa là đất nước đầu tiên chuyển ngữ và phiên dịch thành công Tam tạng Kinh của Phật Giáo từngôn ngữ Phạn sang chữ viết địa phương của mình, đó là ngôn ngữ Hán, tất cả đều được kết tập thànhĐại tạng kinh Hán truyền Phật Giáo. Công việc này diễn ra trong một quá trình lâu dài và công phu củacác Tăng sĩ cả hai phía Tây Vực và Trung Hoa.Trong quá trình phiên dịch Kinh điển từ Phạn sang Hán, xuất hiện rất nhiều từ ngữ và thuật ngữ có ýnghĩa và khái niệm mới, hàm chứa thâm sâu tư tưởng Phật giáo, ngôn ngữ Phật giáo do đó đã làm giàukho từ vựng tiếng Hán, ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa Trung Quốc cũng như các nước thuộc khuvực chịu ảnh hưởng của văn hóa Chữ hán.Do chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, nên trong đời sống hàng ngày, người Trung quốc thườnghay sử dụng các từ ngữ phật giáo như: sám hối (懺悔), nhân duyên (因緣), bình đẳng (平等), hiện hành(現行)… , hay các thành ngữ thường được sử dụng như: hồ thuyết bát đạo (胡說八道), đả thành nhấtphiên(打成一片), tá hoa hiến Phật (借花獻佛),... cũng đều xuất phát từ những điển tích và ngôn ngữPhật giáo, những thành ngữ này đã trở nên phổ biến rộng rãi mà cho đến tận ngày nay người dân TrungHoa vẫn hay dùng. Trong văn học, triết học, thơ ca,.v.v. cũng đều có hình bóng Phật giáo, sử dụng nhiềutừ ngữ hàm chứa triết học Phật giáo như: chân (真), không (空), thiền (禪), tập (集), trần (塵),.v.v. Tấtcả những thuật ngữ, từ vựng kể trên đều được trích ra từ kinh điển và những điển tích Phật giáonày đượcghi chép và chú giải trong “Đại tạng kinh”. 2155Để nói về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo tới ngôn ngữ Trung Hoa trong bài viết “Khái luận vềPhật giáo và từ vựng Hán ngữ” được đăng trên trang “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc” đã khẳng định:“Trên phương diện từ vựng của ngôn ngữ Hán, nếu như lược bỏ đi từ vựng của Phật giáo, thì chẳng cócách nào nghiên cứu được Văn hóa truyền thống Trung Hoa” [1], “Nếu như chúng ta muốn loại bỏ hoàntoàn văn hóa Phật giáo, sợ rằng ngay đến lời nói khi nói ra cũng không được trọn vẹn” [2]. Điều này đãkhẳng định được vai trò và sức ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo trong nền văn minh Trung Hoa.Nói cách khác nếu chúng ta muốn đi sâu nghiên cứu văn hóa Trung Hoa thì trước việc nắm bắt được vàcó sự hiểu biết nhất định về những thuật ngữ, những từ vựng của Phật giáo và liên quan tới Phật giáo làrất cần thiết.Bài viết thông qua việc dựa vào các quan điểm và tư tưởng của Phật giáo trong Đại tạng kinh, để giảithích các từ vựng và thuật ngữ có hàm nghĩa sâu rộng. Đồng thời tham khảo các tài liệu lịch sử Phật giáoTrung Quốc nhằm đảm bảo tính chính xác và logic nhất trong quá trình khái quát những sự kiện lịch sửliên quan đến Đại tạng kinh của Phật giáo Trung Quốc.Bài viết phân tích, tổng hợp để giải thích cũng như đánh giá về tầm quan trọng của ngôn ngữ Phật giáotrong ngôn ngữ Hán; rút ra những kết luận tổng quan, quan điểm, liên quan đến vị trí của Phật giáo trongnền Văn minh Trung Hoa.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI TẠNG KINH HÁN TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC2.1. Khái niệm “Đại tạng kinh”“Đại tạng kinh” (大藏經) là tổng tập tất cả các thư tịch Kinh điển của Phật giáo, hay còn được gọi là“Nhất thiết Kinh” (一切經). Đại tạng kinh kết tập và phân loại lại tất cả các kinh điển và thư tịch củaPhật giáo một cách có hệ thống, có tổ chức vô cùng rõ ràng, được phân thành ba phần: “Kinh tạng” (經藏) để phân loại những giáo lý được chính Đức Phật tuyên thuyết; “Luật tạng”(律藏)phân loại nhữnggiới luật được Đức Phật đưa ra và áp dụng trong Tăng đoàn; “Luận tạng”(論藏)để phân loại những bàiluận của các đệ tử Phật giáo nhằm biện giải và hệ thống lại các tư tưởng nằm trong giáo lý của Kinh tạng,cụ thể như sau: Luật tạng (律藏) “Đại tạng kinh” (大藏經) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: