Danh mục

Vấn đề môi trường và hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Vấn đề môi trường và hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam" được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm giúp người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn để đưa ra các quyết định sáng suốt không bị chèo kéo bởi các hoạt động Marketing xanh trên danh nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề môi trường và hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Huỳnh Thảo, Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Gia Hân Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thụy Thanh Tâm TÓM TẮT Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhận thức được hậu quả của ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng đã và đang có xu hướng mua hàng với các mặt hàng sản xuất kèm mục đích bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sau giai đoạn đại dịch Covid-19 xu hướng mua hàng hóa thân thiện với môi trường ngày một tăng nhanh. Nắm bắt được tâm lí của khách hàng, các doanh nghiệp đã đưa ra các chiến dịch Marketing xanh để ủng hộ việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó vẫn có các doanh nghiệp sử dụng “mác” bảo vệ môi trường nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Vì vậy, người tiêu dùng cần có cái nhìn đúng đắn để đưa ra các quyết định sáng suốt không bị chèo kéo bởi các hoạt động Marketing xanh trên danh nghĩa. Từ khóa: môi trường, Marketing xanh, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đang phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng với mức độ báo động (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021). Công tác quản lí của Nhà nước về môi trường cũng trở nên chặt chẽ hơn và hoàn thiện. Tuy nhiên vấn đề Marketing xanh ở Việt Nam vẫn là hình thức khá mới mẻ, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn đang rất hạn chế về vấn đề này. Trở ngại tâm lý ý thức tiêu dùng của người dân, định giá và quảng cáo sản phẩm xanh đã làm vật cản cho các doanh nghiệp. Do đó, các nhà làm Marketing cần phải nỗ lực hơn trong việc điều chỉnh cân đối các yếu tố đảm bảo của một nguyên tắc chiến lược Marketing xanh nhưng phải đảm bảo việc thực hiện đúng như kế hoạnh mục tiêu xanh. Ô nhiễm môi trường để lại hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người gây bệnh hiểm nghèo, thiên tai ( bão, lũ lụt....), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm cạn kiệt tại nguyên...Do đó, khi khách hàng nhận thấy một thương hiệu có nhận thức vì cộng đồng tốt, sẽ tạo tình cảm với khách hàng tốt hơn, giúp tăng tỉ lệ khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm doanh nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING XANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Thực trạng vấn đề môi trường Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trên thế giới thực trạng ô nhiễm môi trường đang điễn ra khá nghiêm trọng với các hệ quả như sự nóng lên của Trái 1035 Đất, biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng băng tan,… Theo đó, Việt Nam cũng hứng chịu không ít ảnh hưởng như các thiên tai lũ lụt diễn ra hằng năm, cá chết hàng loạt trên biển do ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó ô nhiễm không khí cũng chiếm phần không nhỏ trong việc ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê, Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 và thứ 3 trong những thành phố ô nhiễm top đầu thế giới (Tô Hội, 2022). Theo số liệu thống kê, “nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 21.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO” trong khi đó, “nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh hiện cao gấp 16.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO” (Tô Hội, 2022). Bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người, nếu con người hít phải, những hạt bụi này sẽ thâm nhập vào trong phổi, phế quản, máu… gây ra nguy cơ các bệnh về phổi, máu, mạch và thậm chí tử vong (Tô Hội, 2022). Hình 1. Giá trị trung bình tháng của PM10 và PM2.5 tại trạm quan trắc Hà Nội (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021) Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng xảy ra ở nhiều nơi, cả nông thôn và Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận với mức độ rất nghiêm trọng. Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ (VH, 2021). Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ (VH, 2021). 1036 Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là các rác thải do người dân hay nhà máy xí nghiệp thải ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất phục vụ cho đời sống hằng ngày. Hình 2. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại 6 vùng trên cả nước (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021) Theo báo cáo hiện trạng của môi trường 2016-2022, thực trạng môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề đáng báo động trên cả nước nói chung và toàn thế giới nói riêng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021). Tổng khối lượng chất thải rắn trong sinh hoạt ở các khu vực ở các đô thị trên toàn quốc trung bình tăng từ 10-16% mỗi năm. Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021). Cụ thể Đồng bằng sông Hồng khối lượng rác thải sinh hoạt hằng năm cao nhất cả nước lên đến con số 3.089.926 tấn , tại các vùng Đôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: