Xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 435.96 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay" phân tích, khai thác và đánh giá các vấn đề bao gồm: các loại hệ thống cảng biển, đặc điểm, thực trạng và lợi thế của ngành vận tải biển tại Việt nam, kết hợp với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển trên thế giới và liên hệ đến Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Bùi Nhật Thi* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Nguyên Khai, CN. Đỗ Thị Ánh Nguyệt TÓM TẮT Để nghiên cứu về xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, nhóm tiến hành phân tích, khai thác và đánh giá các vấn đề bao gồm: các loại hệ thống cảng biển, đặc điểm, thực trạng và lợi thế của ngành vận tải biển tại Việt nam, kết hợp với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển trên thế giới và liên hệ đến Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đã thấy được xu hướng phát triển, đặc biệt các cảng biển tại Việt Nam để xây dựng kế hoạch và phát triển phù hợp với xu thế phát triển ngành vận tải biển trong và ngoài nước, vì một đất nước phát triển bền vững, vì một thế giới xanh. Từ khóa: vận tải biển, cảng biển, container, xu hướng, vận chuyển. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với xu hướng toàn cầu hóa tăng trưởng, mật độ vận chuyển hàng hóa dày đặc. Để đáp ứng nhu cầu tốt nhất, nhiều đơn vị vận tải ra đời, làm mạng lưới hoạt động ngành vận tải đường biển ở nước ta phong phú, đa dạng hơn. Vận tải biển đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics, đặc biệt đối với điều kiện của Việt Nam, là một quốc gia có bờ biển dài, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Việt Nam nằm trên tuyến đường biển quan trọng giữa các khu vực lân cận và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế. Hơn nữa, dọc bờ biển được trang bị cảng biển với quy mô lớn, hỗ trợ vận chuyển nội địa và quốc tế diễn ra suôn sẻ. 2. NỘI DUNG 2.1 Các loại hệ thống cảng biển tại Việt Nam *Căn cứ vào Điều 4 của Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định về Phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển như sau: Việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại: a) Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; b) Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; c) Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; 839 d) Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. 2.2 Đặc điểm riêng của hệ thống cảng biển tại Việt Nam *Căn cứ vào Điều 73 Mục 1 Quy định chung trong Bộ luật hàng Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội xác định đặc điểm của cảng biển: 1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác. 2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng. 3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển. 4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.3 Thực trạng của ngành vận tải biển tại Việt Nam Số lượng trung tâm logistics tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm trở lại đây, hệ thống cảng biển, cảng cạn, các ICD (Inland Container Depot: cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng, là cửa khẩu đối với hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển) được hình thành với tiêu chuẩn quốc tế, tập trung các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với các nhóm cảng biển nước sâu như: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đủ chức năng, quy mô và phân bố trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và cả nước, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển. Cảng container lớn nhất tại Việt Nam đi vào hoạt động từ đầu năm 2021 đón được tàu container lớn nhất thế giới lên tới 220.000 DWT, tạo ra bước đột phá về cơ sở hạ tầng cảng biển đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng lên. Có 9 cảng cạn và 21 ICD đã đi vào hoạt động, tập trung nhiều ở khu vực phía Nam và phía Bắc. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam hầu hết có kho ngoại quan với quy mô lớn, thuận lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. 840 *Thống kê lượng hàng hóa thông quan cảng biển vào tháng 12 năm 2022 do Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo: Về cơ cấu đội tàu, tàu vận tải biển Việt chủ yếu tập trung ở hàng tổng hợp và hàng rời. Một phần nhỏ là tàu container, tàu dầu hóa chất, khí hóa lỏng và tàu khách. “Với lực lượng đội tàu biển nêu trên, Việt Nam chủ yếu phù hợp với ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Bùi Nhật Thi* Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hoàng Nguyên Khai, CN. Đỗ Thị Ánh Nguyệt TÓM TẮT Để nghiên cứu về xu hướng phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, nhóm tiến hành phân tích, khai thác và đánh giá các vấn đề bao gồm: các loại hệ thống cảng biển, đặc điểm, thực trạng và lợi thế của ngành vận tải biển tại Việt nam, kết hợp với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển trên thế giới và liên hệ đến Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm đã thấy được xu hướng phát triển, đặc biệt các cảng biển tại Việt Nam để xây dựng kế hoạch và phát triển phù hợp với xu thế phát triển ngành vận tải biển trong và ngoài nước, vì một đất nước phát triển bền vững, vì một thế giới xanh. Từ khóa: vận tải biển, cảng biển, container, xu hướng, vận chuyển. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với xu hướng toàn cầu hóa tăng trưởng, mật độ vận chuyển hàng hóa dày đặc. Để đáp ứng nhu cầu tốt nhất, nhiều đơn vị vận tải ra đời, làm mạng lưới hoạt động ngành vận tải đường biển ở nước ta phong phú, đa dạng hơn. Vận tải biển đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics, đặc biệt đối với điều kiện của Việt Nam, là một quốc gia có bờ biển dài, gần các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới. Việt Nam nằm trên tuyến đường biển quan trọng giữa các khu vực lân cận và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành vận tải biển, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế. Hơn nữa, dọc bờ biển được trang bị cảng biển với quy mô lớn, hỗ trợ vận chuyển nội địa và quốc tế diễn ra suôn sẻ. 2. NỘI DUNG 2.1 Các loại hệ thống cảng biển tại Việt Nam *Căn cứ vào Điều 4 của Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định về Phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển như sau: Việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại: a) Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; b) Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; c) Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; 839 d) Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. 2.2 Đặc điểm riêng của hệ thống cảng biển tại Việt Nam *Căn cứ vào Điều 73 Mục 1 Quy định chung trong Bộ luật hàng Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội xác định đặc điểm của cảng biển: 1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác. 2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng. 3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển. 4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2.3 Thực trạng của ngành vận tải biển tại Việt Nam Số lượng trung tâm logistics tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm trở lại đây, hệ thống cảng biển, cảng cạn, các ICD (Inland Container Depot: cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng, là cửa khẩu đối với hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển) được hình thành với tiêu chuẩn quốc tế, tập trung các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với các nhóm cảng biển nước sâu như: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng: cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đủ chức năng, quy mô và phân bố trải rộng theo vùng miền, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và cả nước, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển. Cảng container lớn nhất tại Việt Nam đi vào hoạt động từ đầu năm 2021 đón được tàu container lớn nhất thế giới lên tới 220.000 DWT, tạo ra bước đột phá về cơ sở hạ tầng cảng biển đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng lên. Có 9 cảng cạn và 21 ICD đã đi vào hoạt động, tập trung nhiều ở khu vực phía Nam và phía Bắc. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam hầu hết có kho ngoại quan với quy mô lớn, thuận lợi cho quá trình vận chuyển, bảo quản, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. 840 *Thống kê lượng hàng hóa thông quan cảng biển vào tháng 12 năm 2022 do Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo: Về cơ cấu đội tàu, tàu vận tải biển Việt chủ yếu tập trung ở hàng tổng hợp và hàng rời. Một phần nhỏ là tàu container, tàu dầu hóa chất, khí hóa lỏng và tàu khách. “Với lực lượng đội tàu biển nêu trên, Việt Nam chủ yếu phù hợp với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Ngành vận tải biển Vận tải biển Mật độ vận chuyển hàng hóa Dịch vụ logistics Vận chuyển nội địaTài liệu liên quan:
-
6 trang 826 0 0
-
6 trang 644 0 0
-
47 trang 512 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 501 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 466 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 416 10 0 -
7 trang 355 2 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 320 2 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 317 1 0