Báo cáo khoa học: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ThS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Viện chiến lược và phát triển GTVT Tóm tắt: Xã hội hoá là một trong số những giải pháp quan trọng trong việc huy động các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, giao thông đô thị nói riêng. Trong thời gian qua, với chủ trương xã hội hoá lĩnh vực phát triển giao thông đô thị đã đưa lại thành công bước đầu. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác xã hội hội hoá chưa cao, quá trình xã hội hoá trong giao thông đô thị diễn ra rất chậm, thể hiện ở tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm phần lớn tuy có xu hướng giảm. Với thực trạng như vậy, sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực phát triển và cung cấp dịch vụ giao thông đô thị trong thời gian tới sẽ là một xu thế tất yếu, khách quan, là chủ trương đúng đắn. Bài viết này đề cập đến một số nội dung chủ yếu của quá trình xã hội hoá phát triển giao thông đô thị trong những năm gần đây, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá giao thông đô thị, những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội hoá phát triển giao thông đô thị Việt Nam. Summary: The social participation is one of important measures in mobilizing all economic components to take par in the socioeconomic infrastructure in Vietnam in general and urban transport in particular. In recent time, with the policy of social participation to KTVT develop urban transport, first success has been achieved. However, the efficiency of social participation is not high, the social participation process in urban transport is slow, shown in the fact that the state budget still take large percentage and even it trends to decrease but very slowly. With the factual situation as above, the participant of private sector in developing and providing urban transport services in coming time will be an indispensable and objective trend, a proper policy. This article mentions some main contents in the social participation process in the cause of urban transport development in recent years, factors affecting the social participation process of urban transport, norms to evaluate the efficiency of social participation in the cause of urban transport development in Vietnam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao thông đô thị có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của thành phố nói riêng, của một quốc gia nói chung nhưng hệ quả của quá trình đô thị hoá cao đã kéo theo những áp lực, thách thức đối với đô thị. Trong quá trình đô thị hoá, các thành phần, bộ phận có liên quan đến giao thông đô thị và các yếu tố bên trong của chúng phát triển không đồng đều đã tạo nên sức ép đối với kết cấu hạ tầng đô thị của nước ta vốn còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện giao thông. Hệ thống vận tải công cộng đô thị hiện nay của nước ta chủ yếu gồm xe buýt và taxi, chưa có đường sắt đô thị (trên cao và tàu điện ngầm). Tỷ lệ đảm nhận của các phương tiện vận tải hành khách công cộng thấp, chỉ chiếm khoảng 8-10% nhu cầu. Điều này ngược lại với sự phát triển của hệ thống vận tải cá nhân (xe ô tô con và xe máy) có xu thế còn đang gia tăng. Vì vậy, hầu hết các thành phố phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bất cập và bức xúc như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị… Chỉ tính riêng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ở các đô thị lớn của nước ta đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi ngày, chưa kể những ngoại ứng tiêu cực khác. Nguyên nhân chủ yếu có nhiều và một trong số các nguyên nhân là do thiếu sự tham gia của các khu vực tư nhân, đặc biệt là vốn đầu tư. Số lượng, chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông của nước ta còn đang ở mức tương đối thấp so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu vận tải hàng hoá, nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để có thể thúc đẩy và đi trước đón đầu tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới, nước ta cần phải hiện đại hoá giao thông, trong đó có giao thông đô thị. Việc thực hiện các chủ trương xã hội hoá cũng là một trong số những giải pháp quan trọng về việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị nói riêng. Chủ trương xã hội hoá đã đưa lại thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập về chính sách làm hạn chế một phần hiệu quả của công tác xã hội hội hoá nguồn lực cho đầu tư phát triển. Quá trình xã hội hoá trong ngành giao thông vận tải diễn ra rất chậm, thể hiện ở tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chiếm phần lớn tuy có xu hướng giảm. Chính KTVT vì thế, nghiên cứu “Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam” là cấp bách và cần thiết. Bài viết này, tác giả mới chỉ đề cập đến những nội dung chủ yếu của quá trình xã hội hóa phát triển giao thông đô thị trong những năn gần đây; những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa phát triển giao thông đô thị và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá quá trình xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam làm cơ sở phân tích, tổng hợp, giải quyết các vấn đề tiếp theo. II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm Xã hội hóa là việc huy động nguồn vốn, nguồn lực từ mọi cá nhân, tổ chức để thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, gi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giao thông đô thị Việt Nam Giao thông đô thị Quy hoạch đô thị Quá trình xã hội hóa Hệ thống vận tải đô thị Giao thông vận tảiTài liệu cùng danh mục:
-
7 trang 578 7 0
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 trang 462 0 0 -
42 trang 376 7 0
-
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 322 0 0 -
11 trang 297 0 0
-
Giáo trình Cây xanh đô thị: Phần 1
52 trang 296 13 0 -
Vướng mắc khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để thẩm định giá trị đất đai ở Việt Nam
20 trang 293 0 0 -
thông tin quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố hà nội (phía bắc sông hồng)
45 trang 290 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 271 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 253 0 0
Tài liệu mới:
-
Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND tỉnh TiềnGiang
3 trang 0 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá
54 trang 0 0 0 -
Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân tiếp cận qua lối trước trong điều trị thoái hóa khớp cổ chân
10 trang 0 0 0 -
Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 0 0 0 -
51 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi
13 trang 1 0 0 -
Trường phái quản tri hiện đại
27 trang 3 0 0 -
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P20
8 trang 3 0 0 -
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: TOÁN; Khối: B - MÃ SỐ B6
1 trang 0 0 0 -
Một số yếu tố nguy cơ gây biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Huế
10 trang 0 0 0