Dạy học giải một số dạng toán số học theo hướng rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường trung học cơ sở
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 500.04 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Bài viết trình bày một số dạng toán số học điển hình để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi ở trung học cơ sở (bài toán chia hết, không chia hết, phương trình nghiệm nguyên) nhằm rèn luyện 03 yếu tố cơ bản của tư duy sáng tạo (tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo), từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học giải một số dạng toán số học theo hướng rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường trung học cơ sở VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43 DẠY HỌC GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN SỐ HỌC THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 8, 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thiện Chí - Trường Trung học cơ sở Võ Việt Tân, tỉnh Tiền Giang Ngày nhận bài: 09/07/2018; ngày sửa chữa: 20/07/2018; ngày duyệt đăng: 29/08/2018. Abstract: Creative thinking is a form of independent thinking, which creates new and special ideas that solve problems with high efficiency. The article presents some typical arithmethical issue (divisible problem, indivisible problem, integral solution equation) to develop creative thinking for good secondary students in three main aspects: flexibility, fluency and speciality, and hence to improve the quality of teaching Maths in secondary schools. Keywords: creative thinking, students, secondary school. 1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ nhằm mục tiêu thay đổi cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh (HS) thụ động trong học tập mà chú trọng dạy học rèn luyện năng lực cho HS. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT đã nhận định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo (TDST), năng lực giải quyết vấn đề, chú ý bồi dưỡng những HS có năng khiếu” [1]. Vì vậy, rèn luyện năng lực TDST cho HS vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của giáo dục. G.Polya đã nghiên cứu bản chất của quá trình giải toán và sáng tạo toán học [2], [3]. Ở trong nước, các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [4], Hoàng Chúng [5], Nguyễn Bá Kim [6],… đã có những công trình nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển TDST cho HS trong dạy học Toán. Thực tế dạy học cho thấy, một số dạng toán điển hình của toán số học như: Các bài toán về chia hết và chia còn dư trên tập hợp số nguyên, phương trình nghiệm nguyên, số nguyên tố chứa đựng tiềm năng có thể khai thác, phát triển TDST cho HS khá, giỏi ở trung học cơ sở (THCS) thông qua các đề thi học sinh giỏi Toán, thi tuyển vào lớp 10 chuyên. Tuy nhiên, nhiều HS còn lúng túng khi giải các bài toán đòi hỏi tính sáng tạo. Bài viết đề cập vấn đề dạy học một số dạng toán số học theo hướng phát triển các yếu tố của TDST cho HS khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường THCS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư duy sáng tạo 40 Lê Hải Yến khi nghiên cứu về tư duy đã cho rằng: TDST hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, phi logic, có quan hệ chặt chẽ với tư duy phê phán hay tư duy lập luận logic trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề [7]. Iarosepski M.G và Petropski A.V (dẫn theo [7]) đưa ra khái niệm TDST: TDST là một trong các dạng của tư duy, được đặc trưng bởi sự tạo nên sản phẩm mới và những cấu thành mới trong hoạt động nhận thức. Cái mới đó, cấu thành mới đó có liên quan đến động cơ, mục đích, sự đánh giá và ý tưởng của chủ thể. TDST phân biệt với quá trình tiếp nhận các tri thức, kĩ năng có sẵn, tri thức và kĩ năng có sẵn được tạo ra bởi tư duy tái tạo [7]. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TDST, theo chúng tôi: TDST là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Ý tưởng mới được thể hiện ở những điểm: phát hiện ra vấn đề, tìm hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. 2.2. Một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo Khi nghiên cứu về TDST, P.E.Torrance và J.P.Guilford (dẫn theo Lê Trung Tín) [8] cho rằng TDST có 5 tính chất đặc trưng cơ bản sau: - Tính mềm dẻo: Đó là năng lực thay đổi, nhanh chóng tiếp cận được với hệ thống tri thức mới, chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác; định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, xây dựng phương pháp tư duy, tạo ra sự vật mới trong những mối quan hệ mới. Tính mềm dẻo của tư TDST có một số đặc điểm cơ bản sau: + Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, các phương pháp suy luận như quy nạp và suy diễn; + Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, thấy được chức năng mới của đối tượng đã biết; + Là năng lực đưa ra giả thuyết và ý tưởng mới, số ý tưởng càng nhiều thì sẽ có nhiều khả năng xuất hiện ý tưởng độc đáo. Email: thienchi67@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43 - Tính nhuần nhuyễn của TDST được thể hiện rõ ở đặc điểm sau: Tính đa dạng của các cách giải quyết vấn đề khi giải Toán, khả năng tìm được nhiều giải pháp ở các góc độ và tình huống khác nhau. Trước một vấn đề cần giải quyết, người có khả năng TDST sẽ nhanh chóng tìm ra và đề xuất được nhiều phương án, từ đó tìm được phương án tối ưu. - Tính độc đáo của TDST đư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học giải một số dạng toán số học theo hướng rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường trung học cơ sở VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43 DẠY HỌC GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN SỐ HỌC THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 8, 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thiện Chí - Trường Trung học cơ sở Võ Việt Tân, tỉnh Tiền Giang Ngày nhận bài: 09/07/2018; ngày sửa chữa: 20/07/2018; ngày duyệt đăng: 29/08/2018. Abstract: Creative thinking is a form of independent thinking, which creates new and special ideas that solve problems with high efficiency. The article presents some typical arithmethical issue (divisible problem, indivisible problem, integral solution equation) to develop creative thinking for good secondary students in three main aspects: flexibility, fluency and speciality, and hence to improve the quality of teaching Maths in secondary schools. Keywords: creative thinking, students, secondary school. 1. Mở đầu Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ nhằm mục tiêu thay đổi cách dạy truyền thụ kiến thức một chiều, học sinh (HS) thụ động trong học tập mà chú trọng dạy học rèn luyện năng lực cho HS. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT đã nhận định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo (TDST), năng lực giải quyết vấn đề, chú ý bồi dưỡng những HS có năng khiếu” [1]. Vì vậy, rèn luyện năng lực TDST cho HS vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của giáo dục. G.Polya đã nghiên cứu bản chất của quá trình giải toán và sáng tạo toán học [2], [3]. Ở trong nước, các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [4], Hoàng Chúng [5], Nguyễn Bá Kim [6],… đã có những công trình nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn về vấn đề phát triển TDST cho HS trong dạy học Toán. Thực tế dạy học cho thấy, một số dạng toán điển hình của toán số học như: Các bài toán về chia hết và chia còn dư trên tập hợp số nguyên, phương trình nghiệm nguyên, số nguyên tố chứa đựng tiềm năng có thể khai thác, phát triển TDST cho HS khá, giỏi ở trung học cơ sở (THCS) thông qua các đề thi học sinh giỏi Toán, thi tuyển vào lớp 10 chuyên. Tuy nhiên, nhiều HS còn lúng túng khi giải các bài toán đòi hỏi tính sáng tạo. Bài viết đề cập vấn đề dạy học một số dạng toán số học theo hướng phát triển các yếu tố của TDST cho HS khá, giỏi lớp 8, 9 ở trường THCS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tư duy sáng tạo 40 Lê Hải Yến khi nghiên cứu về tư duy đã cho rằng: TDST hay tư duy khám phá là loại tư duy mở, phi logic, có quan hệ chặt chẽ với tư duy phê phán hay tư duy lập luận logic trong tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề [7]. Iarosepski M.G và Petropski A.V (dẫn theo [7]) đưa ra khái niệm TDST: TDST là một trong các dạng của tư duy, được đặc trưng bởi sự tạo nên sản phẩm mới và những cấu thành mới trong hoạt động nhận thức. Cái mới đó, cấu thành mới đó có liên quan đến động cơ, mục đích, sự đánh giá và ý tưởng của chủ thể. TDST phân biệt với quá trình tiếp nhận các tri thức, kĩ năng có sẵn, tri thức và kĩ năng có sẵn được tạo ra bởi tư duy tái tạo [7]. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TDST, theo chúng tôi: TDST là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Ý tưởng mới được thể hiện ở những điểm: phát hiện ra vấn đề, tìm hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. 2.2. Một số yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo Khi nghiên cứu về TDST, P.E.Torrance và J.P.Guilford (dẫn theo Lê Trung Tín) [8] cho rằng TDST có 5 tính chất đặc trưng cơ bản sau: - Tính mềm dẻo: Đó là năng lực thay đổi, nhanh chóng tiếp cận được với hệ thống tri thức mới, chuyển từ góc độ quan niệm này sang góc độ quan niệm khác; định nghĩa lại sự vật, hiện tượng, xây dựng phương pháp tư duy, tạo ra sự vật mới trong những mối quan hệ mới. Tính mềm dẻo của tư TDST có một số đặc điểm cơ bản sau: + Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, các phương pháp suy luận như quy nạp và suy diễn; + Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, thấy được chức năng mới của đối tượng đã biết; + Là năng lực đưa ra giả thuyết và ý tưởng mới, số ý tưởng càng nhiều thì sẽ có nhiều khả năng xuất hiện ý tưởng độc đáo. Email: thienchi67@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 40-43 - Tính nhuần nhuyễn của TDST được thể hiện rõ ở đặc điểm sau: Tính đa dạng của các cách giải quyết vấn đề khi giải Toán, khả năng tìm được nhiều giải pháp ở các góc độ và tình huống khác nhau. Trước một vấn đề cần giải quyết, người có khả năng TDST sẽ nhanh chóng tìm ra và đề xuất được nhiều phương án, từ đó tìm được phương án tối ưu. - Tính độc đáo của TDST đư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học giải bài tập dạng toán số học Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh Bài toán chia hết Phương trình nghiệm nguyên Yếu tố cơ bản của tư duy sáng tạo Dạy học toán ở trung học cơ sởGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Đại số lớp 6 - Tiết 10&11: Luyện tập
16 trang 26 0 0 -
11 trang 24 0 0
-
Một số phương pháp giải toán số học sơ cấp - Hà Duy Hưng
14 trang 23 0 0 -
Chuyên đề số học: Phần 1 - Nguyễn Văn Thảo
99 trang 22 0 0 -
29 trang 21 0 0
-
Chuyên Đề Bồi dưỡng HSG Đại Số 8
16 trang 21 0 0 -
21 trang 21 0 0
-
86 trang 21 0 0
-
Ứng dụng số nguyên Gauss trong phương trình nghiệm nguyên
4 trang 20 0 0 -
Chuyên đề Phương trình nghiệm nguyên
9 trang 19 0 0 -
Bài toán liên quan đến điều kiện chia hết
6 trang 19 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số vấn đề về phân thức liên tục
69 trang 18 0 0 -
Các bài toán về Tính diện tích - Hình 8
3 trang 18 0 0 -
Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán trung học cơ sở
71 trang 18 0 0 -
2 trang 18 0 0
-
Đặt ẩn Phụ - Giải Pt Vô Tỉ - THCS
11 trang 18 0 0 -
Phương trình nghiệm nguyên - Nguyễn Văn Cường
2 trang 18 0 0 -
Các vấn đề cơ sở về phương trình nghiệm nguyên
22 trang 17 0 0 -
Các phương pháp giải phương trình vô tỷ 2
0 trang 17 0 0 -
Bài giảng Một số phương pháp giải phương trình nghiệm nguyên
23 trang 17 0 0