Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ biểu tượng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ biểu tượngKỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI NHÌN TỪ BIỂU TƯỢNG LƯU BẢO NGỌC*, PHẠM LÊ HUỲNH ANH Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: luubaongoc141@gmail.com Tóm tắt: Biểu tượng nghệ thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học. Nó giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với tác phẩm, dễ dàng nắm bắt thế giới nghệ thuật của nhà văn, và tất nhiên cũng sẽ dễ dàng hiểu một cách hoàn chỉnh nhất về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến. Dựa trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn và lý thuyết biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng “mưa đỏ”, “dòng sông”, “cái chết” và “bóng đêm” trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện rõ nét cuộc chiến tranh của dân tộc qua cách nhìn của nhà văn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt ý nghĩa trong tác phẩm văn học của mình. Từ khóa: Diễn ngôn, biểu tượng, mưa đỏ, dòng sông, cái chết, bóng đêm.1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu về diễn ngôn từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn được nhiều nhà khoa học thếgiới quan tâm. Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ XX, sự chuyển biến trong đời sống xãhội, văn hóa thẩm mỹ, cùng những thay đổi nhất định trong định hướng văn học đã ảnh hưởngít nhiều đến sự dịch chuyển và vận hành của diễn ngôn tiểu thuyết. Tinh thần đổi mới đã tạođược nguồn cảm hứng dạt dào, khơi gợi sự thức tỉnh của cái tôi nhà văn, truy tìm, suy vấnnhững cái mới trong sáng tạo nghệ thuật khi nói về đề tài lịch sử. Nghiên cứu diễn ngôn từ gócnhìn biểu tượng là một hướng đi mới, góp phần vào việc tìm hiểu, lí giải cách nhìn, cách hiểu,quan niệm của tác giả về các biểu tượng, cũng như lịch sử của dân tộc.2. NỘI DUNG2.1. Giới thuyết về diễn ngôn lịch sử và biểu tượng trong văn học2.1.1. Diễn ngôn lịch sử Diễn ngôn lịch sử mang một ý nghĩa quan trọng không chỉ với hành trình sáng tạo củanhà văn mà còn chi phối tâm thế thưởng thức của độc giả. Lịch sử được cấu trúc như một diễnngôn, nhà văn cần hơn bao giờ hết trí tưởng tượng và những thao tác “có tính nghệ thuật” trongkhi phục hiện lịch sử. Lịch sử là sự diễn giải, là cách hình dung, là lối tự sự - diễn ngôn về lịch sử của chủ thể.Từ thực tiễn tiểu thuyết lịch sử sau 1986, chúng ta thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của hìnhthái diễn ngôn so với giai đoạn trước đó: từ diễn ngôn mang tính khẳng định, chiêm bái, ngưỡngvọng sang diễn ngôn mang tính giả định, phân tích, luận giải, giải thiêng; từ diễn ngôn dân tộc,đạo lí, giai cấp sang diễn ngôn đời tư, thế sự, nhân văn; từ diễn ngôn lịch sử - đấu tranh sangdiễn ngôn lịch sử - văn hóa phong tục. Chủ thể diễn ngôn cũng có sự thay đổi từ vị thế conngười, chủ nhân của lịch sử đến con người, nạn nhân nhỏ bé mang bi kịch và hệ lụy lịch sử; từvị thế con người bị giới hạn bởi kinh nghiệm cộng đồng đến con người thụ hưởng, đối thoại,đánh giá lại lịch sử bằng điểm nhìn và suy tư cá nhân. 25TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 20192.1.2. Biểu tượng trong văn học Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhưng chủyếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về biểu tượng nhưsau: Trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện đặc trưng “phản ánh cuộc sống bằng hình tượngcủa văn học nghệ thuật” [5, tr.27]. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù,phản ánh cả thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Hìnhtượng - phương tiện phản ánh đời sống của văn học nghệ thuật vừa là sự tái hiện thế giới, đồngthời cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Các tác giả đã lý giải: “Bằng hình tượng, nghệ thuậtsáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” [5, tr.27]. Như vậy, trong nghĩa rộng,khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói,... có quan hệgần gũi với ẩn dụ và hoán dụ” [5, tr.27], nó có khả năng truyền cảm lớn, gợi ra nhiều ý nghĩacho người đọc, đồng thời nó cũng thể hiện quan niệm, tư tưởng hay một triết lí sâu xa nào đócủa nhà văn, gửi gắm trong tác phẩm. Như vậy, biểu tượng văn học là các biểu tượng nghệ thuậtcấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Do đó, vai tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biểu tượng nghệ thuật Tiểu thuyết Mưa đỏ Diễn ngôn lịch sử Biểu tượng sông trong văn học Kí hiệu học văn hóa Thuật ngữ văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đổi mới tư duy nghệ thuật thơ Việt Nam sau 1975
16 trang 93 0 0 -
188 trang 72 0 0
-
Giải thích 150 thuật ngữ văn học: Phần 1 (2004)
231 trang 30 0 0 -
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 trang 27 0 0 -
Người kể chuyện trong truyện và tiểu thuyết Nguyễn Khải
6 trang 23 0 0 -
Giá trị hiện thực trong những người đàn bà tắm (Thiết Ngưng) qua không gian và thời gian nghệ thuật
12 trang 23 0 0 -
5 trang 21 0 0
-
Nhân vật anh hùng trong truyện ngắn Jack London
10 trang 21 0 0 -
Khám phá Từ điển Văn học (Bộ mới): Phần 1
1443 trang 19 0 0 -
Tục ngữ cải biên trên báo chí - đặc điểm nội dung và hình thức
9 trang 19 0 0 -
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ nhân vật lịch sử
9 trang 19 0 0 -
Một số biểu tượng nghệ thuật thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ - phú trung đại Việt Nam
12 trang 18 0 0 -
Huyền thoại và văn học: Một cái nhìn tổng qua
5 trang 17 0 0 -
9 trang 16 0 0
-
Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ
5 trang 16 0 0 -
Những biểu tượng nghệ thuật trong hành trình thơ Hàn Mặc Tử
6 trang 16 0 0 -
Các kiểu nhân vật trong truyện kinh dị của Thế Lữ
4 trang 16 0 0 -
Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
6 trang 15 0 0 -
Kịch Samuel Beckett: Hủy diệt thành tố của kết cấu kịch truyền thống
9 trang 14 0 0 -
Biểu tượng nghệ thuật thể hiện thiên tính nữ trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương
9 trang 14 0 0