Danh mục

Nghiên cứu về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hiệu quả hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.20 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hiệu quả hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm xác định các nhân tố tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Từ đó xác định, phát triển những điểm mạnh, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hiệu quả hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Nguyễn Diễm Kiều*, Dương Thị Thu Hiền, Nguyễn Phan Minh Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Hoàng Hoài Anh Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Trong thời đại 4.0 như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần không thể thiếu để xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Nghiên cứu này là một nghiên cứu thực trạng nhằm để xác định các nhân tố tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Từ đó xác định, phát triển những điểm mạnh, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.HCM. Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, Kinh tế, Thời đại 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trí tuệ nhân tạo hay AI (Artificial Intelligence) xuất hiện từ những năm 1950 là một phát minh vĩ đại của loài người ở thế kỉ XX., hoạt động dựa trên cơ chế mô phỏng suy nghĩ, nhận thức của con người và đưa vào bộ não của các thiết bị, hệ thống. Từ đó, hệ thống sẽ có được trí thông minh như con người, biết dựa vào từng tình huống mà có cách xử lý khác nhau. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng len lỗi và có mặt hầu như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Trên thế giới, các cường quốc đều lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế. Tại Việt Nam, Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu như ngày nay, sự ra đời của các công nghệ nhận tạo mới có thể kể đến Chat GPT đang trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu từ đầu năm 2023 đã mang đến một tương lai mới cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. TP.HCM là nơi phát triển nền kinh tế trọng điểm tại Việt Nam, chính vì thế muốn phát triển nền kinh tế ở Việt Nam thì việc đầu tư nghiên cứu, phát triển kinh tế tại TP.HCM là một điều rất quan trọng mà Nhà nước ta chú trọng tới Hiểu biết đúng về Trí tuệ nhân tạo để nắm bắt đúng và kịp thời các cơ hội và thách thức từ Trí tuệ nhân tạo là rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi tổ chức và mỗi quốc gia. Nắm bắt được tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm nghiên cứu chúng em đã cùng nhau xây dựng đề tài “Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo AI tới nền kinh tế tại TP.HCM” nhằm mục tiêu phân tích, hiểu rõ hơn về sự vận hành và cách 365 thức hoạt động của AI trong 1 khu vực nhất định. Từ đó tìm ra giải pháp để giúp AI ngày càng phát triển và mở rộng, mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp ở TP.HCM, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển. 2. THỰC TRẠNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ AI - một mũi nhọn được dự báo sẽ trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới. Từ năm 2014, Chính phủ đã xác định AI là công nghệ đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu, được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu, định hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; trong đó, tập trung nguồn lực cho phát triển AI. Bộ đã phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” (KC4.0/19-25); đồng thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển công nghệ AI, tạo mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng AI. Gần đây rất nhiều hội thảo, hội nghị khoa học đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Chính phủ, các bộ, ngành, với sự tham gia của các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế. Qua đó, Lãnh đạo Chính phủ đã đưa ra quan điểm về việc đẩy mạnh triển khai AI, coi AI là một công nghệ cho mục đích tổng thể, là công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia ; phát triển AI là hướng đến một xã hội an toàn và văn minh, đưa kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ; AI có khả năng trở thành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới, cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa ... Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia theo mô hình của thế giới, với những thể chế vượt trội và cạnh tranh, dự kiến Trung tâm sẽ khởi công tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc vào cuối năm 2019 với mục tiêu phát triển thành công những ý tưởng công nghệ sáng tạo mang tính đột phá của người Việt, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn hỗ trợ khơi thông nguồn vốn cho AI qua các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế như sự kiện Vietnam Venture Summit (tháng 6/2019); dự kiến thành lập quỹ Global Fund nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa tri thức Việt Nam ra thế giới; kết nối 18 quỹ đầu tư quốc tế và trong nước cam kết đầu tư 425 triệu USD cho các startup của Việt Nam trong 3 năm tới; đồng thời, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực với sự kiện thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, quy tụ các chuyên gia công nghệ và cộng đồng AI (năm 2018). Bên cạnh những nỗ lực của Nhà nước, AI đã và đang được các tập đoàn, công ty như FPT, Viettel nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực (y ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: