Danh mục

Tâm lý cán bộ y tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.42 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu này giúp người học hiểu rõ về tâm lý và nhân cách của cán bộ y tế, từ các đặc điểm hoạt động nghề y đến những phẩm chất cần thiết trong công việc. Nội dung bài học tập trung vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ y tế, gắn liền với trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, học viên sẽ được hướng dẫn cách ứng dụng tâm lý để nâng cao hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Qua đó, bài học góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ y tế tận tâm, chuyên nghiệp và nhân văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý cán bộ y tế TÂM LÝ CÁN BỘ Y TẾMỤC TIÊU: 1. Trình bày được các đặc điểm hoạt động của nghề y. 2. Trình bày được một số phẩm chất nhân cách người cán bộ y tế. 3. Trình bày được sự hình thành và phát triển nhân cách của người cán bộ y tế. 4. Ứng dụng tâm lý cán bộ y tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sứckhỏe người bệnh.NỘI DUNG:1. Đặc điểm hoạt động của nghề y.1.1. Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật: Sự tiếp xúc thường xuyên với bệnh tật không chỉ là mối đe dọa sức khỏe thể chấtmà cả sức khỏe tâm lý của người cán bộ y tế. Bên cạnh việc chứng kiến niềm vui, hạnhphúc của người bệnh được điểu trị khỏi, cán bộ y tế cũng luôn gặp phải những đau khổ,sự bất lực trước bệnh tật, trước cái chết của họ. Sự dằn vặt, day dứt của cán bộ y tế cóthể còn kéo dài, thậm chí suốt đời nếu như cái chết của người bệnh lại do sơ xuất, sailầm của họ gây ra.1.2. Tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động: Nghề y thuộc nhóm ngành nghề hoạt động giữa con người với con người. Trongnghề y, con người vừa là khách thể, chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội vừalà chủ thể tác động lên người khác. Với đối tượng hoạt động này, không cho phép cán bộ y tế có thái độ làm việc tắctrách, qua loa, không cho phép cán bộ y tế phạm sai lầm, dù là sai lầm rất nhỏ. Nhữngsai lầm của cán bộ y tế sẽ gây tác hại trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, cán bộ ytế sẽ có rất ít cơ may để chuộc lại lỗi lầm.1.3. Là một nghề nhân đạo: Tính nhân đạo của nghề y thể hiện trước hết là đem lại sức khỏe, cuộc sống chongười bệnh. Việc chữa bệnh, cứu người nhiều khi làm hao tổn sức lực, tâm trí, có khiđe dọa cả tính mạng của người cán bộ y tế. Người cán bộ y tế không bao giờ cho phépmình từ chối lời đề nghị giúp đỡ của người bệnh.1.4. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của người cán bộ y tế đều tác động mạnh mẽ đếnngười bệnh: Trong giao tiếp giữa cán bộ y tế - bệnh nhân, người cán bộ y tế giữ vai trò chủđạo. Mỗi lời nói, hành vi của cán bộ y tế đều tác động mạnh lên tâm lý người bệnh. Nếunhư người thầy thuốc/điều dưỡng biết gây thiện cảm, biết khơi dậy mọi tiềm năng củangười bệnh, hiểu thấu những suy tư trong lòng họ và đưa ra những lời khuyên hợp lý thìquá trình điều trị sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nhiều khi tác động tâm lý mạnh đến mức có 48thể làm mờ đi, thậm chí xóa bỏ hẳn một hoặc một số triệu chứng của bệnh. Dựa trên cơsở của tác động này mà người ta đã xây dựng chuyên ngành liệu pháp tâm lý, nhằm tổchức những tác động tâm lý theo hướng điều trị tích cực, có lợi cho người bệnh. Tuynhiên cũng có các trường hợp do thầy thuốc/điều dưỡng thiếu cân nhắc, thiếu thận trọngtrong lời nói, hành vi mà đã tạo nên những phản ứng tâm lý trái ngược với kết quả điềutrị, gây hại cho người bệnh.1.5. Có sự trợ giúp của nhiều phương tiện công cụ: Trong sự phát triển của xã hội, những tiến bộ mới nhất của khoa học, kỹ thuậtthường sớm được con người áp dụng vào lĩnh vực y tế, từ máy chụp X- quang đến cácphương tiện chẩn đoán bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Bêncạnh những phương tiện kỹ thuật tiên tiến được áp dụng sự phát triển mạnh mẽ của hóadược cũng đang cung cấp cho thầy thuốc hàng loạt thuốc mới trong lâm sàng. Chính cácđặc điểm hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng hoàn thiệnnhững phẩm chất tâm lý- nhân cách cần thiết của mình, để đáp ứng ngày một tốt hơnyêu cầu của nghề nghiệp.2. Một số phẩm chất, nhân cách của người cán bộ y tế.2.1. Xu hướng nghề nghiệp của người cán bộ y tế: Xu hướng nghề y là một bộ phận quan trọng của xu hướng nhân cách, quy địnhtính tích cực và sự lựa chọn thái độ của người cán bộ y tế trong các hoạt động.2.1.1. Nhu cầu: Hoạt động nghề y nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thầncủa người cán bộ y tế.2.1.2. Hứng thú nghề nghiệp: Để nắm bắt được bệnh tật của người bệnh, người cán bộ y tế phải không ngừnghọc tập nâng cao kiến thức, sử dụng điêu luyện các phương tiện điều trị. Chính nhữngkhát vọng hiểu biết là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người cán bộ y tế vươn lên, tạo niềmvui, sự say mê trong họat động nghề nghiệp của họ.2.1.3. Lý tưởng nghề nghiệp: Lý tưởng là một biểu tượng hoàn thiện, mẫu mực để con người vươn tới, là sựthể hiện tập trung cao nhất của xu hướng nhân cách. Lý tưởng nghề là sự thể hiện cụ thểcủa lý tưởng chung trong họat động nghề của chủ thể.2.2. Tính cách người cán bộ y tế.2.2.1. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp: Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm,về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh thầm lặng mà người cán bộ y tế phải chịuđựng. Lòng yêu nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ y tếđược thúc đẩy bởi hệ thống các động cơ đúng đắn; phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc.2.2.2. Tinh thần trách nhiệm: Người cán bộ y tế phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, biết giữ gìntruyền thống và tính chất nhân đạo của nghề y. Phải có trách nhiệm đối với người bệnh,phải tận tình thận trọng, tỉ mỉ trong công tác thăm khám và cứu chữa người bệnh, không 49bị ràng buộc những điều kiện quyền lợi cá nhân. Trách nhiệm rõ ràng đối với đồngnghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự tiến bộ chung và vì người bệnh. Tráchnhiệm đối với xã hội rất to lớn, phải quan tâm chăm sóc sức khỏe của nhân dân, củacộng đồng. Một trách nhiệm không thể thiếu của người thây thuốc là trách nhiệm đốivới bản thân mình, phải luôn tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chăm lo việc nâng cao sứckhỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho chính bản thân mình.2.2.3. Tính trung thực: Đây là một trong những phẩm chất nhân cách cơ bản của người cán bộ y tế.2.2.4. Sự dũng cảm: Sự dũng ...

Tài liệu được xem nhiều: