Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2) 137 Chương II TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐẾN TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ I- GIAI ĐOẠN TRƯỚC THẾ KỶ VII Giai đoạn trước thế kỷ VII, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tácđộng mạnh mẽ, đưa vị thế Nam Bộ thời cổ có vai trò quan trọng trongcác bước phát triển của cộng đồng thời tiền sử, đến việc hình thành vàsuy vong của các tổ chức xã hội sơ khai. Trong giai đoạn này, Nam Bộ đã trải qua hai nền văn hóa cổ rực rỡ làvăn hóa Đồng Nai ở Đông Nam Bộ và văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, trêncơ sở thừa hưởng những đợt sóng văn hóa - cư dân ngoại nhập và sự hộitụ của hai nền văn hóa, văn minh lớn của thế giới, xuất phát từ Ấn Độ vàTrung Hoa1, khẳng định đây là chốn “đắc địa”, “thoáng mở”. 1. O.Jansé đã từng chỉ ra rằng cả vùng Đông Dương, trong đó có Nam Bộlà “ngã ba đường của các tộc người và các nền văn minh” (Carrefour de peupleset des civilisations, 1954). B.P.Grosher cũng cho rằng “Đông Dương là ngã bađường của các nền nghệ thuật” (l’Indochine carrefour des arts, 1966). Cái tênIndo-Chine (tức Đông Dương) là hai từ Indo (Ấn Độ), Chine (Trung Hoa) hợplại, cũng cho thấy Đông Dương là địa bàn hội tụ của hai nền văn hóa, văn minhlớn của thế giới.138 VÙNG ĐẤT NAM BỘ I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Mặc dù nhiều bằng chứng khảo cổ khác1 ở quanh vùng Đông Nam Á cho thấy châu thổ, đầm lầy, đất ngập nước ven biển luôn là môi trường thuận lợi cho nhiều nền văn minh hình thành và thăng hoa. Tuy nhiên nước biển dâng trong quá khứ làm chìm ngập lãnh thổ rộng lớn của người tiền sử ở Đông Nam Á, đã chôn vùi nhiều thông tin giúp nối kết về thời gian và không gian, khi con người phải lùi dần vào nội địa theo sự lấn dần của đường bờ biển, cũng như ở các vùng ven biển khác2. Đây là hạn chế của dữ liệu khi nghiên cứu về tác động của điều kiện tự nhiên trong giai đoạn trước thế kỷ VII ở Nam Bộ. * * * Có thể nói Nam Bộ giai đoạn trước thế kỷ VII trải qua hai thời kỳ với những dấu ấn riêng rõ nét, đó là “mở đất - lập nghiệp” và “khai phá - dựng nước”. Nhìn chung, hai giai đoạn này tương đương với thời đại đồ đá, thời đại kim khí, và một phần của thời kỳ văn hóa Óc Eo, giai đoạn có sự xuất hiện và suy vong của vương quốc cổ Phù Nam. Đông Nam Á vào thời kỳ này là “điểm nóng” về địa chính trị, địa kinh tế và cũng rất năng động, hội nhập nhiều tộc người mới, nhiều truyền thống văn hóa mới. Với vị trí địa lý như là cầu nối giao tiếp 1. - Bishop P., Penny D., Stark M., Scott M.: A 3.5 ka record of paleoenvironments and human occupation at Angkor Borei, Mekong Delta, southern Cambodia, Geoarchaeology, 2003, vol. 18, issue 3, p. 359-393. - Higham C.: The later prehistory of mainland Southeast Asia, Journal of world prehistory, 1998, vol. 3, No.2. - Itzstein-Davey F., Atahan P., Dodson J., Taylor D., Zheng H.: Environmental and cultural changes during the terminal - Neolithic: Qingpu, Yangtze delta, eastern China, The Holocene, 2007, vol. 17, No. 7, p. 875-887. - Liu L., Gyoung-Ah Lee, Jiang L., Zhang J.: Evendence for the early beginning (c.9000 cal. BP) of rice domestication in China: a response, The Holocene, 2007, vol. 17, p. 1059-1068. 2. Bailey G.N., Flemmning N.C.: Archaeology of the continental shelf: marine resources, submerged landscapes and underwater archaeology, Quaternary Science Reviews, 2008. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN... 139giữa phương Đông và phương Tây, Nam Bộ trở thành miền đất hứa chonhững người mới đến lập nghiệp. Những phát hiện khảo cổ cho thấy,Đông Nam Bộ trước đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của Nam Bộ thìđến cuối giai đoạn này, châu thổ sông Cửu Long, với ba mặt giáp biển,lại trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển mạnh nhất, năngđộng nhất, không chỉ của riêng Nam Bộ, mà của chung toàn khu vựcNam Đông Dương. Lịch sử phát triển của Nam Bộ có liên quan mật thiết đến quá trìnhchinh phục của con người, được minh chứng qua các bản đồ khảo cổhọc. Thời kỳ “mở đất - lập nghiệp” được xem là thời đại kim khí ở NamBộ, cách ngày nay từ khoảng 4.000 năm đến trên dưới 2.000 năm. Đâylà thời kỳ lớp cư dân sớm nhất của Nam Bộ bắt đầu công cuộc khai phárừng hoang dã, mở rộng đất canh tác, lập làng, xây dựng nông thôn mới,dựng nên nền văn hóa nông nghiệp - nông thôn đầu tiên ở Nam Bộ.Cuối thời kỳ này, dân số gia tăng, địa bàn cư trú mở rộng trên các vùngsinh thái khác nhau ở Đông Nam Bộ, kỹ thuật rèn đồ sắt phổ biến, quanhệ giao lưu văn hóa đa chiều, nội hàm văn hóa phong phú, xã hội pháttri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ (Tập 1) Điều kiện tự nhiên Nam Bộ Môi trường sinh thái Nam Bộ Lịch sử văn hóa Nam Bộ Đặc trưng văn hóa Nam Bộ Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 51 0 0 -
Dấu ấn văn hóa Nam bộ trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
11 trang 36 0 0 -
Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
6 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1
370 trang 21 0 0 -
tìm hiểu đất hậu giang: phần 1
60 trang 20 0 0 -
3 trang 20 0 0
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2)
350 trang 19 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 1
338 trang 17 0 0 -
Vận mệnh chữ nôm trong lịch sử văn hóa Nam Bộ
11 trang 17 0 0 -
Di sản văn hóa Việt Nam: Phần 2
519 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2)
216 trang 15 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ Nam bộ
124 trang 14 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2
376 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 1
228 trang 13 0 0 -
697 trang 13 0 0
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)
170 trang 13 0 0 -
Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng: Phần 1
162 trang 12 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 9 - Tộc người và quan hệ tộc người): Phần 2
250 trang 12 0 0 -
452 trang 11 0 0
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 1)
280 trang 11 0 0