Bàn về những điểm bất hợp lý trong phần tiếng Việt của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về những điểm bất hợp lý trong phần tiếng Việt của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành BÀN VỀ NHỮNG ĐIỂM BẤT HỢP LÝ Khoa Ngữ văn, Trường Đại TRONG PHẦN học Sư phạm Đà Nẵng TIẾNG VIỆT CỦA CHƢƠNG Điện thoại: 0905 203 371 TRÌNH VÀ Email: SÁCH GIÁO diemtruong0502@gmail.com KHOA NGỮPGS.TS. TRƢƠNG THỊ DIỄM VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN HÀNH TÓM TẮT Thực hiện Đề án đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông sau 2015,việc nhìn lại chương trình và các bộ sách giáo khoa đã được sử dụng nhằm kế thừa ưuđiểm, khắc phục những nhược điểm đáng tiếc, tiến tới xây dựng một bộ sách tốt là côngviệc cần làm. Bài viết này tập trung bàn về những điểm bất hợp lý trong cấu trúcchương trình, dung lượng bài học, những nội dung chưa chuẩn xác về kiến thức ở phầnTiếng Việt của sách Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành. Từ khóa: trung học cơ sở, chương trình, sách giáo khoa, tiếng Việt, ngữ văn ABSTRACT Revisiting the Vietnamese Language Content in the Current Language Art & Literature Curriculum and Textbooks for Junior Secondary Schools To implement the Project of Curriculum and Textbook Renovation forElementary and Secondary Schools for the Post-2015 Period, it is necessary to reviewthe curriculum and textbooks in use in order to inherit achievements and overcomeweaknesses to develop efficient textbooks. This article aims to find out irrelevant issuesin the structure of the curriculum, the scope of content, the problematic Vietnamese 214language knowledge of the current language arts and literature textbooks for juniorsecondary schools. Key words: junior secondary school, curriculum, textbook, Vietnameselanguage, language arts & literature. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá X, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)đã ban hành chương trình các môn học bậc Tiểu học (2001), Trung học cơ sở (2002) vàTrung học phổ thông (2006). Sau khi chương trình được ban hành, các sách giáo khoa(SGK) tương ứng cũng đã được biên soạn, được dạy thử nghiệm, được chỉnh sửa vàhiện đang được triển khai dạy đại trà ở tất cả các cấp học phổ thông. Trong quá trình sử dụng SGK, nhiều vấn đề bất cập đã bộc lộ. Từ năm 2008, Bộđã tổ chức rà soát chương trình, SGK, tập hợp kiến nghị của các giáo viên trực tiếpđứng lớp. Trên cơ sở rà soát chương trình, SGK các môn học, Bộ chủ trương giảm tảicác bài, các chủ đề và các chương của các cấp học, lớp học theo hướng hợp lý. Các kiếnthức cần giảm tải là: những nội dung yêu cầu năng lực tư duy vượt quá khả năng của lứatuổi học sinh; những bài có khối lượng kiến thức lớn hơn so với thời lượng chươngtrình; những kiến thức bị lặp lại… Tuy nhiên, chủ trương giảm tải chỉ là một giải pháptạm thời, đôi khi giảm tải chỉ là sự cắt xén kiến thức một cách cơ học. Việc bỏ một sốbài đôi khi lại dẫn đến phá vỡ tính hệ thống của kiến thức. Chẳng hạn, việc lược bỏ nộidung lý thuyết về một vấn đề nào đó ở bài trước lại gây khó khăn cho người dạy vàngười học khi chạm đến nội dung liên quan đến nó ở bài sau. Hơn lúc nào hết, cần phảicó sự thay đổi về chương trình và SGK một cách toàn diện, mạnh mẽ. Cuối năm 2013, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết Hộinghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổimới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Theo Bộ trưởng BộGD&ĐT Phạm Vũ Luận, Nghị quyết này là ý chí không chỉ riêng của Đảng mà của cảxã hội, trong đó có các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo, học sinh, sinhviên trong và ngoài nước đã tham gia góp ý, đánh giá, hiến kế để chấn hưng nền giáodục nước nhà. Để đưa Nghị quyết này vào cuộc sống, một trong những giải pháp mà BộGD&ĐT đề ra là xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới chương trình – SGK phổ thôngsau 2015. Đây là nhiệm vụ cao cả mà toàn xã hội tin tưởng, trông cậy vào các nhà giáodục. Báo chí cho rằng, chúng ta đang hối hả chuẩn bị cho cuộc “đại phẫu” nền giáo dục ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sách giáo khoa tiếng Việt Sách giáo khoa Ngữ văn Ngữ văn trung học cơ sở hiện hành Kiến thức phần Tiếng Việt Đề án đổi mới chương trình giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 24 0 0
-
14 trang 21 0 0
-
Văn bản hành chính trong chương trình ngữ văn trung học
5 trang 18 0 0 -
97 trang 18 0 0
-
Tiếp cận các văn bản tản văn và tùy bút trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 dưới góc nhìn thể loại
8 trang 15 0 0 -
Tích hợp và việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực người học
5 trang 15 0 0 -
Cách thức tìm hiểu đề và tìm ý cho bài làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn THPT và THCS Hiện Hành
7 trang 15 0 0 -
Về từ ngữ địa phương trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học
8 trang 14 0 0 -
7 trang 14 0 0
-
Về việc dạy học thể loại tùy bút trong chương trình ngữ văn phổ thông
9 trang 13 0 0 -
Phác thảo mô hình sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS sau 2015
4 trang 13 0 0 -
90 trang 12 0 0
-
Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
7 trang 12 0 0 -
Những bất cập quá rõ trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt hiện hành
4 trang 11 0 0 -
Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa
11 trang 11 0 0 -
10 trang 10 0 0
-
Nhận thức đúng về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
3 trang 10 0 0 -
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT
10 trang 10 0 0 -
Vai trò của yếu tố thần kỳ ở truyện cổ tích thần kỳ trong chương trình Văn - tiếng Việt tiểu học
5 trang 9 0 0 -
Điển tín về giới trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
14 trang 7 0 0