Bài giảng Nội cơ sở 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Số trang: 161
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.36 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 1 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng, nhận diện các triệu chứng, hội chứng, các dấu hiệu bệnh lý, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Nội cơ sở 1 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: tiếp cận bệnh nhân bệnh lý tiêu hóa gan mật; các hội chứng và triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý tiêu hóa gan mật; cận lâm sàng trong bệnh lý tiêu hóa gan mật; tiếp cận bệnh nhân bệnh lý thận - tiết niệu; cận lâm sàng trong bệnh lý thận - tiết niệu;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VII TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BỆNH LÝ TIÊU HÓA GAN MẬT 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về cách khám lâm sàng trên bệnh nhân bệnh tiêu hóa gan mật. 1.1.2. Mục tiêu học tập 5. Nắm được cách khám lâm sàng khi tiếp nhận bệnh nhân tiêu hóa gan mật. 6. Vận dụng được kiến thức để thăm khám các bệnh nhân bệnh lý tiêu hóa gan mật. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng các kiến thức để thăm khám chuẩn bệnh nhân bệnh lý tiêu hóa gan mật. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình: (2012). Nội khoa cơ sở tập 2. Đại học Y Dược Hà Nội: NXB. Y học Hà Nội. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Châu Ngọc Hoa. (2012). Triệu chứng học nội khoa. NXB. Y học chi nhánh Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Trọng Hiếu. (2011). Giáo trình nội khoa cơ sở. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm: Phần tiêu hoá trên: miệng, họng, thực quản. Phần tiêu hoá giữa gồm: dạ dày, ruột non, ruột kết, gan,mật và tuỵ tạng: tất cả đều nằm trong ỏ bụng, đòi hỏi một phương pháp thăm khám chung, khám bụng. Phần tiêu hóa dưới gồm: hậu môn và trực tràng. Các phần khám khác về bộ máy tiêu hóa. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng. 1.2.1. Khám phần tiêu hoá trên 1.2.1.1.Khám môi: Bình thường: Môi màu hồng cân xứng với các bộ phận khác. Bệnh lý: + Màu sắc: môi tím trong suy tim, suy hô hấp (hen, giãn phế nang…). Môi nhợt trong bệnh thiếu máu. + Khối lượng: môi to ra trong bệnh to các viễn cực: nổi u cục cứng hoặc sùi trong các bệnh u lành hoặc ác tính. + Những tổn thương khác do mụn phỏng nhỏ mọng nước ở hai mép: chốc mép: nứt kẽ mép giống hình chân ngỗng: giang mai bẩm sinh. Môi trên tách đôi bẩm sinh. 1.2.1.2.Khám hố miệng: Cách khám: Người bệnh há miệng, dùng đèn pin hoặc đèn chiếu để chiếu sáng nếu không bảo người bệnh quay ra phía sáng, ta dùng đè lưỡi để khám thành bên, hai bên và nền miệng, chú ý lỗ ống Stenon ( ở mặt trong má cạnh răng hàm trên số 6 – 7). Bình thường: Niêm mạc hố màu hồng, nhẵn hơi ướt. Bệnh lý, ta có thể thấy. + Màu sắc: có mảng đen trong bệnh Addison: có những chấm xuất huyết, bệnh chảy máu. + Những vết loét, ổ loét: trong các bệnh nhiễm khuẩn, bạch cầu cấp: cam tẩu mã: vết loét phát triển rất nhanh, màu đen và rất thối, loét do thiếu Vitamin A, C hay PP. + Những mụn mọng nước: do các bệnh nhiểm khuẩn toàn thân. + Những khối u: U nang của tuyến nước bọt: những dị dạng bẩm sinh: vòm miệng tách đôi. + Hạt Koplik: màu đỏ ở giữa hơi xanh hoặc trắng, to bằng đầu ghim, ở mặt trong má, gặp trong bệnh sởi. + Lỗ ống Stenon đỏ và sưng trong bệnh quai bị. 1.2.1.3.Khám lưỡi. Xem lưỡi về các phương diện màu sắc, niêm mạc, gai lưỡi và hình thể. Bình thường: Lưỡi màu hồng, hơi ướt, các gai lưỡi rõ. Bệnh lý, ta có thể thấy: + Màu sắc và tình trạng niêm mạc: Ø Trắng bẩn hoặc đỏ và khô trong những bệnh nhiễm khuẩn. Ø Đen trong các bệnh Addisson thiếu Vitamin PP, urê máu cao. Ø Vàng (nhất là mặt dưới lưỡi) trong những bệnh gây vàng da. Ø Nhợt nhạt, mất gai trong thiếu máu. Ø Bóng đỏ, mất gai và đau trong thiếu máu hồng cầu to Biermer (viêm lưỡi kiểu Hunter). Ø Loét và nứt kẽ lưỡi: đặc biệt loét ở phanh dưới lưỡi, gặp trong bệnh ho gà. Ø Những mảng trắng dày và cứng: tình trạng tiền ung thư của lưỡi. + Khối lượng: Ø To đều trong bệnh to các viễn cực, bệnh suy giáp trạng. Ø Teo một bên lưỡi do liệt dây thần kinh dưới lưỡi. Ø Các khối u bất thường của lưỡi (lành tính và ác tính). 1.2.1.4.Khám lợi và răng: Lợi: + Bình thường lợi màu hồng, bông ướt, và bám vào chân răng, giống như niêm mạc ở miệng. + Bệnh lý: Ø Có mảng đen trong bệnh Addisson. Ø Loét trong nhiễm độc mạn tính chì, thuỷ ngân, thiếu Vitamin C, A, PP loét có thể chảy máu trong thiếu Vitamin C. Ø Chảy mủ chân răng: dùng đè lưỡi ấn vào chân răng, mủ sẽ chảy ra mủ chân răng có thể đọng thành những túi nằm sâu giữa lợi và răng. Ø Lợi sưng to: do viêm có mủ: khối u của lợi, răng hoặc xương hàm. Răng: Khi khám chú ý về số lượng, hình thái và tổn thương của răng. + Bình thường số lượng của răng phụ thuộc vào tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VII TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BỆNH LÝ TIÊU HÓA GAN MẬT 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về cách khám lâm sàng trên bệnh nhân bệnh tiêu hóa gan mật. 1.1.2. Mục tiêu học tập 5. Nắm được cách khám lâm sàng khi tiếp nhận bệnh nhân tiêu hóa gan mật. 6. Vận dụng được kiến thức để thăm khám các bệnh nhân bệnh lý tiêu hóa gan mật. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng các kiến thức để thăm khám chuẩn bệnh nhân bệnh lý tiêu hóa gan mật. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình: (2012). Nội khoa cơ sở tập 2. Đại học Y Dược Hà Nội: NXB. Y học Hà Nội. 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Châu Ngọc Hoa. (2012). Triệu chứng học nội khoa. NXB. Y học chi nhánh Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Trọng Hiếu. (2011). Giáo trình nội khoa cơ sở. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và đọc tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm: Phần tiêu hoá trên: miệng, họng, thực quản. Phần tiêu hoá giữa gồm: dạ dày, ruột non, ruột kết, gan,mật và tuỵ tạng: tất cả đều nằm trong ỏ bụng, đòi hỏi một phương pháp thăm khám chung, khám bụng. Phần tiêu hóa dưới gồm: hậu môn và trực tràng. Các phần khám khác về bộ máy tiêu hóa. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng. 1.2.1. Khám phần tiêu hoá trên 1.2.1.1.Khám môi: Bình thường: Môi màu hồng cân xứng với các bộ phận khác. Bệnh lý: + Màu sắc: môi tím trong suy tim, suy hô hấp (hen, giãn phế nang…). Môi nhợt trong bệnh thiếu máu. + Khối lượng: môi to ra trong bệnh to các viễn cực: nổi u cục cứng hoặc sùi trong các bệnh u lành hoặc ác tính. + Những tổn thương khác do mụn phỏng nhỏ mọng nước ở hai mép: chốc mép: nứt kẽ mép giống hình chân ngỗng: giang mai bẩm sinh. Môi trên tách đôi bẩm sinh. 1.2.1.2.Khám hố miệng: Cách khám: Người bệnh há miệng, dùng đèn pin hoặc đèn chiếu để chiếu sáng nếu không bảo người bệnh quay ra phía sáng, ta dùng đè lưỡi để khám thành bên, hai bên và nền miệng, chú ý lỗ ống Stenon ( ở mặt trong má cạnh răng hàm trên số 6 – 7). Bình thường: Niêm mạc hố màu hồng, nhẵn hơi ướt. Bệnh lý, ta có thể thấy. + Màu sắc: có mảng đen trong bệnh Addison: có những chấm xuất huyết, bệnh chảy máu. + Những vết loét, ổ loét: trong các bệnh nhiễm khuẩn, bạch cầu cấp: cam tẩu mã: vết loét phát triển rất nhanh, màu đen và rất thối, loét do thiếu Vitamin A, C hay PP. + Những mụn mọng nước: do các bệnh nhiểm khuẩn toàn thân. + Những khối u: U nang của tuyến nước bọt: những dị dạng bẩm sinh: vòm miệng tách đôi. + Hạt Koplik: màu đỏ ở giữa hơi xanh hoặc trắng, to bằng đầu ghim, ở mặt trong má, gặp trong bệnh sởi. + Lỗ ống Stenon đỏ và sưng trong bệnh quai bị. 1.2.1.3.Khám lưỡi. Xem lưỡi về các phương diện màu sắc, niêm mạc, gai lưỡi và hình thể. Bình thường: Lưỡi màu hồng, hơi ướt, các gai lưỡi rõ. Bệnh lý, ta có thể thấy: + Màu sắc và tình trạng niêm mạc: Ø Trắng bẩn hoặc đỏ và khô trong những bệnh nhiễm khuẩn. Ø Đen trong các bệnh Addisson thiếu Vitamin PP, urê máu cao. Ø Vàng (nhất là mặt dưới lưỡi) trong những bệnh gây vàng da. Ø Nhợt nhạt, mất gai trong thiếu máu. Ø Bóng đỏ, mất gai và đau trong thiếu máu hồng cầu to Biermer (viêm lưỡi kiểu Hunter). Ø Loét và nứt kẽ lưỡi: đặc biệt loét ở phanh dưới lưỡi, gặp trong bệnh ho gà. Ø Những mảng trắng dày và cứng: tình trạng tiền ung thư của lưỡi. + Khối lượng: Ø To đều trong bệnh to các viễn cực, bệnh suy giáp trạng. Ø Teo một bên lưỡi do liệt dây thần kinh dưới lưỡi. Ø Các khối u bất thường của lưỡi (lành tính và ác tính). 1.2.1.4.Khám lợi và răng: Lợi: + Bình thường lợi màu hồng, bông ướt, và bám vào chân răng, giống như niêm mạc ở miệng. + Bệnh lý: Ø Có mảng đen trong bệnh Addisson. Ø Loét trong nhiễm độc mạn tính chì, thuỷ ngân, thiếu Vitamin C, A, PP loét có thể chảy máu trong thiếu Vitamin C. Ø Chảy mủ chân răng: dùng đè lưỡi ấn vào chân răng, mủ sẽ chảy ra mủ chân răng có thể đọng thành những túi nằm sâu giữa lợi và răng. Ø Lợi sưng to: do viêm có mủ: khối u của lợi, răng hoặc xương hàm. Răng: Khi khám chú ý về số lượng, hình thái và tổn thương của răng. + Bình thường số lượng của răng phụ thuộc vào tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nội cơ sở Bài giảng Nội cơ sở 2 Nội cơ sở Bệnh lý tiêu hóa gan mật Bệnh lý thận tiết niệu Viêm thận bể thận mạn Hội chứng cầu thận cấp Hội chứng suy thận mạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
18 trang 32 0 0
-
206 trang 24 0 0
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 7: Xuất huyết tiêu hóa
5 trang 21 0 0 -
330 trang 21 0 0
-
24 trang 21 0 0
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 15: Hội chứng van tim
8 trang 20 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
78 trang 20 0 0 -
23 trang 19 0 0
-
Bài giảng: Tràn dịch màng phổi
59 trang 19 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 12: Hội chứng tăng ure máu
5 trang 19 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 9: Hội chứng suy tim
5 trang 18 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
149 trang 18 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
163 trang 17 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 20: Hội chứng nhiễm trùng
5 trang 17 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 15: Chẩn đoán sốt
5 trang 17 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 18: Khám cơ xương khớp
14 trang 16 0 0 -
66 trang 16 0 0
-
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 12: Báng
5 trang 16 0 0 -
Bài giảng Nội cơ sở 1 - Bài 16: Khám lâm sàng thận tiết niệu
5 trang 16 0 0 -
19 trang 15 0 0