Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 3: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (Phần 2)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 3: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (Phần 2) 289 Chương III NAM BỘ TRONG CÁC MỐI GIAO LƯU VÀ QUAN HỆ KHU VỰC I- QUAN HỆ CHÂN LẠP - CHĂMPA THẾ KỶ VI-XVI 1. Quan hệ Chân Lạp - Chămpa từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX Trong quá trình phát triển và mở rộng ảnh hưởng, từ thế kỷ III,Phù Nam đã từng bước trở thành quốc gia cường thịnh ở Đông Nam Á.Những ảnh hưởng của vương quốc này không chỉ tác động đến sự pháttriển của các quốc gia khu vực trong cùng thời đại mà còn có nhiều ảnhhưởng đến đặc tính, xu thế phát triển của một số vương quốc trong cácthế kỷ sau. Theo một số nguồn sử liệu Trung Hoa, các vua Phù Nam, bắt đầutừ đời thứ năm là Phạm Mạn, đã “đóng tàu to, vượt biển lớn”, liên tụcthôn tính hơn 10 nước, mở rộng lãnh thổ đến 5, 6 nghìn dặm. Lãnh thổvà khu vực ảnh hưởng của Phù Nam bao gồm các nước: Đô Côn, CửuTrì, Đốn Tốn, Xích Thổ, Bàn Bàn, Đan Đan... Những vương quốc nàyđều nằm trên bán đảo Mã Lai và một phần hạ lưu sông Mê Nam (ChaoPhraya). Mức độ phụ thuộc của các quốc gia này với Phù Nam khônggiống nhau, bao gồm các chư hầu, thuộc quốc, kimi (ràng buộc lỏnglẻo) hoặc chi nhánh của Phù Nam. “Trong đế chế Phù Nam, thư tịchTrung Hoa gọi các nước bị thôn tính là “thuộc quốc” hay “nước kimi”hay “chi nhánh”. Hiện nay chúng ta hầu như chưa có tư liệu để hiểu vềtổ chức quản lý của đế chế Phù Nam, nhưng qua các từ “thuộc quốc”,“kimi”, “chi nhánh” thì có thể nghĩ đến một đế chế bao gồm những nước290 VÙNG ĐẤT NAM BỘ III TỪ THẾ KỶ VII ĐẾN THẾ KỶ XVI bị chinh phục hay thần phục ở mức độ lệ thuộc và ràng buộc khác nhau với nước tôn chủ. Phân biệt nước hay vương quốc Phù Nam với đế chế Phù Nam trong lịch sử Phù Nam là rất quan trọng khi xem xét về phạm vi lãnh thổ cũng như quá trình lịch sử và địa bàn trung tâm của văn hóa Óc Eo cùng mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của nền văn hóa này”1. Không chỉ gây ảnh hưởng về chính trị, Phù Nam còn khai thác các tiềm năng kinh tế, buộc các nước lệ thuộc tuân thủ chế độ cống nạp đồng thời kiểm soát, điều hành hệ thống giao thương khu vực. Trong ý nghĩa đó, Phù Nam đã trở thành một đế chế tiểu vùng (Sub-regional empire). Đến thế kỷ V, quốc gia của người Cát Miệt ở vùng Biển Hồ Tonlé Sap cũng trở thành một thuộc quốc của Phù Nam. Cát Miệt chính là phiên âm chữ Hán tộc danh Khmer. Trong nhiều thư tịch cổ, thuộc quốc đó sau này có tên gọi là Chân Lạp (Tchenla). Trong thời kỳ cường thịnh, Chân Lạp đã mở rộng ảnh hưởng, chi phối một phần vịnh Thái Lan đồng thời kiểm soát nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở phía nam bán đảo Đông Nam Á2. Sau một thời kỳ phát triển rực rỡ, vào giữa thế kỷ VI đế chế Phù Nam bắt đầu suy yếu rồi từng bước tan rã. Chân Lạp do người Khmer xây dựng, lúc bấy giờ ở vùng trung lưu sông Mê Kông và khu vực phía bắc Biển Hồ, lấy nông nghiệp là nền tảng kinh tế, vốn là một thuộc quốc của Phù Nam nhân đó đã trỗi dậy tấn công chiếm lấy một phần lãnh thổ của đế chế này và nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập vào thế kỷ VII. Nói cách khác, quá trình khai phá, xâm lấn, mở rộng lãnh thổ cũng là quá trình đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam. Về vị trí của Chân Lạp, Tùy thư chép rằng nước Chân Lạp ở phía tây nam Lâm Ấp (Chămpa), nguyên là một chư hầu của Phù Nam. 1. Phan Huy Lê: “Qua di tích văn hóa Óc Eo và thư tịch cổ thử nhận diện nước Phù Nam”, in trong: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.238. 2. Lawrence Palmer Briggs: A Sketch of Cambodian History, The Association for Asian Studies (JSTOR), 2008, pp.350-355. CHƯƠNG III: NAM BỘ TRONG CÁC MỐI GIAO LƯU VÀ QUAN HỆ KHU VỰC 291Vua nước ấy là Ksatriya Sitrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam.Sách Tân Đường thư cho biết cụ thể hơn là vào đầu niên hiệu TrinhQuán nhà Đường (627-649): “Trong nước Phù Nam có thay đổi lớn.Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánhchiếm, phải chạy trốn về Na Phát Na”. Sau khi thôn tính Phù Nam vào năm 550, Chân Lạp đã chính thứcbước vào lịch sử giai đoạn kiến dựng một vương quốc mới (550-630).Đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những tiền đề, điều kiện hết sức quantrọng cho sự phát triển cường thịnh của quốc gia - đế chế Angkor trongcác thế kỷ IX-XV. Trong lịch sử Chân Lạp, người ta gọi đó là thời tiềnAngkor (Pre-Angkor, 550-802). Danh từ Chân Lạp (Tchenla) là tên gọi của các sử gia Trung Quốc vềvương quốc này, nhưng cho đến nay vẫn chưa hiểu ý nghĩa nguồn gốccủa nó1. Theo thư tịch cổ Trung Quốc: Chân Lạp còn có tên là Cát Miệt(Đường thư) hoặc là Chiêm Lạp (Tống sử), đến triều Nguyên, Minh lạigọi là Chân Lạp (Minh sử). Chân Lạp vốn là thuộc quốc của Phù Nam,thuộc các nước phía nam (Côn Lôn chi loại). Là một vương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ (Tập 3) Vùng đất Nam Bộ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI Quan hệ Chân Lạp -Chămpa thế kỷ VI-XVI Quan hệ Chân Lạp - Đại Việt thế kỷ XI-XVI Đặc trưng lịch sử văn hóa Nam BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1
370 trang 21 0 0 -
3 trang 20 0 0
-
tìm hiểu đất hậu giang: phần 1
60 trang 20 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2)
350 trang 19 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 1
338 trang 17 0 0 -
Di sản văn hóa Việt Nam: Phần 2
519 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2)
216 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2
376 trang 13 0 0 -
697 trang 13 0 0
-
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 9 - Tộc người và quan hệ tộc người): Phần 2
250 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 1
228 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)
170 trang 13 0 0 -
Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng: Phần 1
162 trang 12 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 1)
280 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)
212 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 2
424 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 2
222 trang 11 0 0 -
452 trang 11 0 0
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 3: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (Phần 1)
290 trang 10 0 0