Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 2)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 2) 169 Chương III THỰC HIỆN THỐNG NHẤT VỀ MẶT NHÀ NƯỚC, ĐỐI PHÓ VỚI CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - XÃ HỘI (1975-1985) I- THI HÀNH CHẾ ĐỘ QUÂN QUẢN VÀ THỰC HIỆN THỐNG NHẤT VỀMẶT NHÀ NƯỚC (1975-1976) Quá trình tiến hành các chiến dịch quân sự giải phóng vùng đấtNam Bộ cũng là quá trình thu hồi, khôi phục chủ quyền và sự toàn vẹnlãnh thổ trên phạm vi toàn miền Nam. Đó là kết quả của cuộc khángchiến trường kỳ kéo dài gần 30 năm của nhân dân cả nước chống thựcdân xâm lược. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 được coi là thời điểm đánh đổ hoàntoàn chính quyền Trung ương của chế độ Sài Gòn, và đến ngày 2-5-1975,toàn bộ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của vùng đất Nam Bộ đã về taynhân dân do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam là đại diện về mặt pháp lý quốc tế của nhân dân miền Nam Việt Nam. 1. Thi hành chế độ quân quản, tổ chức đăng ký trình diện, học tập,cải tạo đối với nhân viên chính quyền và quân đội Sài Gòn Trong quá trình giải phóng các địa phương của Nam Bộ, chính170 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2010 quyền cách mạng đã kịp thời tiếp quản và thay thế chính quyền các địa phương của chế độ Sài Gòn. Ngay sau khi đánh đổ chính quyền Trung ương của chế độ Sài Gòn, ngày 1-5-1975, ở Nam Bộ đã thành lập Ủy ban quân quản các cấp. Đây là một hình thức chính quyền quân sự lâm thời nhằm kịp thời giữ vững thành quả kháng chiến, duy trì trật tự xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đồng thời tiến hành truy quét một số nhóm tàn quân còn ngoan cố chống đối, tổ chức đăng ký trình diện, học tập, cải tạo đối với các thành phần đã tham gia quân đội và chính quyền của chế độ cũ. Biện pháp quân quản còn nhằm tạo điều kiện xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng trong thời kỳ mới hình thành và chuyển đổi quyền lực chính trị và nhà nước trên vùng đất Nam Bộ, đồng thời đối phó với “kế hoạch hậu chiến” của Mỹ. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở phán đoán của Mỹ cho rằng: “Việt cộng có thể chiếm được thành phố (Sài Gòn) nhưng không thể giữ được thành phố quá ba tuần lễ…”. Ủy ban quân quản cấp quân khu đặt ở Sài Gòn, Chủ tịch là Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó Chủ tịch gồm các ông Võ Văn Kiệt, Thiếu tướng Hoàng Cầm (Tư lệnh Quân đoàn 4), Thiếu tướng Trần Văn Danh, ông Cao Đăng Chiếm. Ủy ban quân quản cấp tỉnh và cấp huyện ở Nam Bộ do các bí thư và chỉ huy cao nhất về quân sự phụ trách. Ngày 7-5-1975, Ủy ban quân quản Sài Gòn ra mắt nhân dân thành phố tại Dinh Độc Lập. Trong cuộc mít tinh có hàng triệu người tham gia, Chủ tịch Trần Văn Trà tuyên bố: “Cả nước đã giành được độc lập trọn vẹn và tự do thực sự. Chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ chiến bại. Toàn thể dân tộc Việt Nam ta là người chiến thắng”. Lời tuyên bố đó đã thể hiện rõ quan điểm hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước về tính chất, nhiệm vụ của thời kỳ quân quản. Tại Long An, ngày 15-5-1975, 5.000 đồng bào đại diện các tầng lớp nhân dân dự cuộc mít tinh chào mừng tháng lợi kháng chiến chống Mỹ và lễ ra mắt của Ủy ban quân quản tỉnh gồm 16 người, do ông Huỳnh Văn Xuyên, Chính ủy Sư đoàn 5 Quân giải phóng làm chủ tịch, các phó chủ tịch là Phạm Tấn Ngật - Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận, CHƯƠNG III: THỰC HIỆN THỐNG NHẤT VỀ MẶT NHÀ NƯỚC... 171Nguyễn Văn Ấp - Phó chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh, Phạm Văn Ngọc -Phó chính ủy Sư đoàn 5 Quân giải phóng1. Cũng vào ngày này, tại thành phố Mỹ Tho, hơn 25.000 đồng bào đạidiện nhân dân tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và Thành phố Mỹ Tho thamdự mít tinh trọng thể chào mừng thắng lợi của dân tộc và dự lễ ra mắtỦy ban quân quản tại Mỹ Tho gồm 13 thành viên do ông Lê Văn Nhung(Tức Tư Việt Thắng) làm Chủ tịch. Nhiệm vụ được đặt cho Ủy ban quânquản lúc này là: thiết lập trật tự xã hội mới, giữ vững và củng cố an ninhchính trị, từng bước ổn định đời sống nhân dân2. Tháng 9-1975, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 khóa III đãra Nghị quyết “Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạnmới”, trong đó nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả nước làra sức khôi phục và phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa, tích cực đưa nền kinh tế nước ta tiến nhanh lên sản xuấtlớn xã hội chủ nghĩa”. Đối với miền Nam, Bộ Chính trị đề ra ba nhiệm vụ cấp bách: 1- Nhanh chóng củng cố hệ thống chính quyền nhân dân ở các cấp,phát huy mạnh mẽ và tôn trọng thực sự quyền làm chủ tập thể của nhândân lao động. Dựa vào phong trào cách mạng của quần chúng mà xâydựng, kiện toàn bộ máy hành chính và bộ máy kinh tế của chính quyềntừ tỉnh, thành phố đến cơ sở xã phường… kịp thời trấn áp bọn phảncách mạng, bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ (Tập 6) Vùng đất Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 2010 Bảo vệ chủ quyền an ninh Tổ quốc Hiệp ước biên giới Xây dựng quốc phòng toàn dân an ninh nhân dânGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1
370 trang 21 0 0 -
3 trang 20 0 0
-
tìm hiểu đất hậu giang: phần 1
60 trang 20 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 7: Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa (Phần 2)
350 trang 19 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 1
338 trang 17 0 0 -
Di sản văn hóa Việt Nam: Phần 2
519 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2)
216 trang 15 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 2
376 trang 13 0 0 -
697 trang 13 0 0
-
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 1
228 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 6: Từ năm 1945 đến năm 2010 (Phần 1)
170 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 9 - Tộc người và quan hệ tộc người): Phần 2
250 trang 12 0 0 -
Nam Bộ dưới triều vua Minh Mạng: Phần 1
162 trang 12 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 1)
280 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái (Phần 2)
212 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 1): Phần 2
424 trang 11 0 0 -
Tìm hiểu vùng đất Nam Bộ (Tập 10 - Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế): Phần 2
222 trang 11 0 0 -
452 trang 11 0 0
-
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 3: Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI (Phần 1)
290 trang 10 0 0