Danh mục

Từ điển thuật ngữ triết học Hegel: Phần 1

Số trang: 322      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.82 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (322 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn "Từ điển triết học Hegel" tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ then chốt của Triết học Hegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình phát triển của chúng. Cuốn sách của Michael Inwood không chỉ là một cuốn sách tham khảo, mà còn là một hành trang khám phá sâu sắc vào thế giới triết học phức tạp của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, một trong những bậc thầy triết học vĩ đại nhất mọi thời đại. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ điển thuật ngữ triết học Hegel: Phần 1 A HEGEL DICTIONARY Nguyên bản : A Hegel dictionar by MICHAEL INWOOD, Blackwell Publishing Copyright © 1992 by Michael Inwood. All rights reserved. First published 1992 Reprinted 1993, 1995, 1996, 1997 Library of Congress Cataloging-in-Publication Data has been applied for ISBN 0-631-17532-6 (hard) – ISBN 0-631-17533-4 TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGELBản quyền tiếng Việt © 2015 Công ty Sách Phương Nam và tập thể dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn, Cù Ngọc Phương, Đinh Hồng Phúc, Đoàn Tiểu Long, Hoàng Phong Tuấn, Hoàng Phú Phương, Huỳnh Duy Thanh, Lưu Quốc Khánh, Nguyễn Trúc Phương, Nguyễn Văn Sướng, Thánh Pháp, Tôn Nữ Thùy Dương, Trần Thị Ngân Hà, Trương Trọng Hiếu. Bùi Văn Nam Sơn chủ trương và hiệu đính.Bản tiếng Việt được xuất bản dựa theo thỏa thuận với John Wiley & Son, Inc, UK. TỪ ĐIỂN ĐỂ... HỌC! Thông thường, các bộ Từ điển dày cộp được trưng bày trịnh trọng trên giásách, nhưng lại chịu số phận khá hẩm hiu: để thời gian phủ bụi và hiếm khiđược sử dụng! Trừ một số ít Từ điển nhật dụng, các sách công cụ năm thìmười họa mới được ta để mắt đến khi thật sự thấy cần phải tra cứu. Đó làchưa nói đến hạn chế hiển nhiên của loại sách công cụ đặc biệt này, như nhậnxét của Jarod Kintz: “Định nghĩa của tôi về “từ điển” thì không thể tìm thấytrong Từ điển. Từ điển - một ngục tù ngôn ngữ, giam giữ từ ngữ trong nhữngphòng giam chật chội, hiếm có cơ hội được cất lên tiếng nói” hay như củaJorge Luis Borges: “Từ điển dựa trên giả thuyết - không được kiểm chứng -rằng ngôn ngữ chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa!” Từ điển Triết học, một lĩnh vực khá đặc thù, còn có thêm một nhược điểm:dù được biên soạn bởi một hay nhiều chuyên gia có thẩm quyền, nó khó hoàntoàn tránh khỏi sự thiên lệch, có thể từ nhãn quan, lập trường hay truyềnthống Triết học riêng biệt của soạn giả, ảnh hưởng ít nhiều đến cách đọc,cách hiểu, cách trình bày và đánh giá về các triết gia, trường phái hay bộ mônđược biên soạn. Chọn được những bộ Từ điển Triết học tương đối tránh đượccác nhược điểm nói trên là việc khó khăn và ít nhiều may mắn. Bộ Từ điển các triết gia của nhà Blackwell (The Blackwell PhilosopherDictionaries) (với bản dịch tập đầu tiên: TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANT doHoward Caygill biên soạn đã ra mắt, NXB Tri thức và Công ty sách PhươngNam, 2014) có ưu điểm là luôn cố gắng giữ thái độ khách quan, trung lậptrong trình bày, nhận định. Đặc điểm đáng quý khác của bộ Từ điển này làgiúp ta có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác đối với “Từ điển” chuyênngành. Từ điển Triết học có thể thật sự trở thành người bạn đồng hànhthường xuyên với bạn đọc yêu thích Triết học: - Cung cấp những thông tin đáng tin cậy và có hệ thống về từng khái niệm,từng vấn đề hay hệ vấn đề Triết học của tác giả có liên quan. - Bao quát diễn trình tư tưởng của tác giả từ lúc bắt đầu cho đến cuối đời,giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện và những kết luận vội vàng, nhất là ởnhững quan niệm then chốt của tác giả. Trong ý nghĩa đó, Từ điển thật sự là một “giáo trình” vô song, từ chỗ giúpta làm quen sơ bộ với những gì mới mẻ, lạ lẫm nơi mỗi triết gia đến chỗ thâmnhập sâu vào hệ thống khái niệm và cung cách tư duy của triết gia một cáchvững chắc qua việc trở đi trở lại với những vấn đề cốt lõi và việc tham khảo /kiểm tra chéo các thuật ngữ “chìa khóa”. Kinh nghiệm cho thấy việc kiênnhẫn “đọc” Từ điển cũng đồng thời là cách “học” và “ôn tập” hiệu quả, cảtrước lẫn sau khi đọc chính văn bản của tác giả. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL trong ý địnhvà ước nguyện khiêm tốn ấy. Về hành trình tư tưởng của Hegel và đóng góp to lớn của ông trong việcxây dựng và phát triển ngôn ngữ Triết học nói chung và ngôn ngữ Triết họcĐức nói riêng, xin độc giả đọc hai bài giới thiệu súc tích của soạn giả ở đầusách. Về cách trình bày, - như trong quyển TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC KANTtrước đây -, chúng tôi xin phép sắp xếp lại, căn cứ vào thứ tự chữ cái trongtiếng Việt và có phần Chỉ Mục đầy đủ về thuật ngữ ở cuối sách (Việt-Đức-Anh, Đức-Anh-Việt và Anh-Đức-Việt). Từ điển này tập trung vào khoảng 100 thuật ngữ theo chốt của Triết họcHegel, giải thích và trình bày cặn kẽ từ gốc từ nguyên cho đến tiến trình pháttriển của chúng. Chúng tôi tin rằng bạn đọc khó tính nhất cũng sẽ thấy hàilòng trước nỗ lực đặc sắc của soạn giả khi giới thiệu những tư tưởng khókhăn, phức tạp của Hegel một cách vừa sáng sủa, vừa chặt chẽ, chuẩn xác,đáp ứng các yêu cầu rất cao về học thuật. Thiết tưởng không cần nói nhiều về những khó khăn, thách thức mà tậpthể dịch giả phải đương đầu với thuật ngữ và tư tưởng Hegel, triết gia đỉnhcao của Triết học cổ điển Đức vốn nổi tiếng là uyên thâm và khó hiểu. Thậtlòng, chúng tôi thấy chưa đủ điề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: