Danh mục

Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 276.14 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn cầu, điều này đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng, họ dần coi trọng hơn đến các hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ bởi sự tiến bộ và tiết kiệm của nó, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng Eco-Fashion và hành vi khách hàng thế hệ z tại TP. Hồ Chí Minh XU HƯỚNG ECO-FASHION VÀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG THẾ HỆ Z TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Huỳnh Hoài Thương, Lê Hồ Như Thảo Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Lưu Thanh TânTÓM TẮTKhi vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn cầu, điều này đã dẫn đến sự thayđổi đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng, họ dần coi trọng hơn đến các hành vi tiêu dùngthân thiện với môi trường. Chính vì vậy, tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùngcủa thế kỷ bởi sự tiến bộ và tiết kiệm của nó, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồngcũng như góp phần bảo vệ môi trường.Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng xu hướng Eco-fashion cũng được xem như một hành vi tiêu dùngxanh. Vậy Eco-fashion là gì? Những yếu tố nào có tác động đến quyết định mua sản phẩm Eco-fashion của nhóm khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh? Đề tài tham luận “Xu hướng Eco-fashion và hành vi khách hàng thế hệ Z tại TP. Hồ Chí Minh” sẽ giúp chúng ta trả lời câuhỏi trên.Từ khóa: Eco-fashion; hành vi tiêu dùng; môi trường; tiêu dùng xanh; thế hệ Z.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀINhững cụm từ như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm lấn của nước biển...thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc đến như là một vấn đề đángquan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống. Trong thập kỷ qua, rất nhiều nỗ lực đã được đưa vào cácchính sách và chương trình nhằm chuyển đổi thành công cơ cấu công nghiệp, làm quy trình sảnxuất sạch hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm những tác độngđến môi trường liên quan đến việc sản xuất chứ không giải quyết được các tác động đến môitrường liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và thải loại sản phẩm của người tiêu dùng (Fuchs vàLorek, 2005).Do đó xu hướng chung trên thế giới là khuyến khích tiêu dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩmthân thiện với môi trường và xu hướng này sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Sản phẩm maymặc xanh đã chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng và xu hướng tiêu thụ những sản phẩmnày ngày càng tăng, một số nghiên cứu đã kiểm tra hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối vớisản phẩm may mặc xanh (Ko và Jin, 2017). 17952 CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Cơ sở lý thuyếtLý thuyết về hành vi tiêu dùng (Kotler và Keller, 2012) cho rằng các yếu tố marketing hỗn hợp (sảnphẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến) cùng với những yếu tố bên ngoài (kinh tế, công nghệ, chính trị, vănhóa) tác động và đi vào ý thức của người tiêu dùng kết hợp với các đặc điểm của người tiêu dùng(văn hóa, xã hội, các đặc tính cá nhân, tâm lý) thông qua quá trình quyết định của người tiêu dùng(nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi saumua), từ đó dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định.Lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh được tác giả Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012)đề cập đến hành vi tiêu dùng xanh như là một chuỗi các hành vi, bao gồm hành vi mua sản phẩmxanh, sử dụng sản phẩm theo các cách ‚xanh‛ (tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải...), tuyêntruyền và tác động đến cộng đồng thực hiện hai hành vi trên. Bằng cách tiếp cận này, tiêu dùngxanh được mô tả một cách rõ ràng và cụ thể như là một tổ hợp của các hành vi có mục đích củamột cá nhân. Bên cạnh đó một số tác giả như Mainieri (1997), Stern (2000), Cleveland và ctg (2005)đã giải thích hành vi tiêu dùng được hình thành từ sự tác động của các yếu tố chủ quan và kháchquan như: thái độ và hiểu biết về các vấn đề môi trường; nhận thức về tác động đến môi trường củasản phẩm; yếu tố thuộc về nhân khẩu; tiêu chuẩn đạo đức xã hội; điều kiện của bản thân; đặcđiểm của sản phẩm,…Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tham khảo và kế thừa các nghiên cứu liên quan đến ý định vàquyết định tiêu dùng sản phẩm Eco-fashion của các tác giả trong và ngoài nước: nghiên cứu củaChan và Wong (2012) với đề tài: ‚Phía tiêu dùng của chuỗi cung ứng thời trang bền vững - Tìm hiểuquyết định tiêu dùng thời trang sinh thái‛; Đề tài: ‚Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quanhệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam‛ của Hoàng Thị Bảo Thoa(2016) và các nghiên cứu khác.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Thuộc tính sản phẩm Giá cả sản phẩm và khuyến mãi Phương tiện truyền thông Quyết định sử dụng đối với Nhận thức cá nhân sản phẩm Eco-fashion Mức độ thuận tiện Thương hiệuTrên các cơ sở lý thu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: